4 điều cần biết về thẻ tín dụng năm 2022

Thẻ tín dụng - credit card là một trong các loại thẻ thanh toán đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhưng trên thực tế có rất nhiều thông tin liên quan tới loại thẻ này mà không phải ai cũng biết. Nếu các bạn cũng chưa hiểu rõ về credit card thì hãy cùng Jeff theo dõi ngay bài viết sau!

1. Thẻ tín dụng là gì?

Là một loại thẻ được dùng để thanh toán trước, trả tiền sau và có tên gọi tiếng Anh là credit card. Thẻ sẽ có một hạng mức tối đa chi tiêu và hạn mức này do ngân hàng quy định tùy vào khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng.

Thông thường, khách hàng sẽ phải trả lại số tiền ngân hàng đã cho vay trong vòng 45 ngày miễn phí lãi suất. Nếu quá 45 ngày sẽ phải trả lãi suất vay và phí phạt trả muộn. Khách hàng có thể chi tiêu tiền vay trong thẻ bằng cách cà thẻ POS hoặc rút tiền mặt như thẻ ATM.

Thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến

2. Phân biệt các loại thẻ tín dụng

2.1. Phân loại theo chủ thể sử dụng

Có thể chia thẻ tín dụng thành 2 loại dựa vào chủ thể sử dụng, đó là:

  • Thẻ tín dụng cá nhân: Khách hàng đăng ký mở thẻ là cá nhân
  • Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Khách hàng đăng ký mở thẻ là doanh nghiệp. Thẻ tín dụng doanh nghiệp có hạn mức rất lớn và nhiều ưu đãi nhưng điều kiện, thủ tục mở thẻ rất khắt khe

2.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng

Nếu dựa theo phạm vi sử dụng có thể thể phân loại thẻ tín dụng thành 2 loại, đó là:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Được sử dụng để thực hiện thanh toán chi tiêu các đơn hàng trong phạm vi quốc gia
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Có thể sử dụng để thanh toán chi tiêu trong nước và nước ngoài. Bạn có thể mua sắm thoải mái trên các trang thương mại điện tử quốc tế như Taobao, Amazon, 1688, Sephora, Mango, Zara,... Khoản tiền chi tiêu mua sắm cho các đơn hàng nước ngoài sẽ quy đổi sang VNĐ và kèm theo phí chuyển đổi ngoại tệ

2.3. Phân loại theo sở thích và thói quen chi tiêu

Ngân hàng cũng dựa vào các đặc điểm như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích,... của khách hàng để cho ra mắt các loại thẻ phù hợp, đáp ứng nhu cầu như:

  • Dành cho phụ nữ hiện đại: Thẻ VPLady, Thẻ Shopee...
  • Dành cho thanh niên: Thẻ Step up, Thẻ MC2...
  • Dành cho người yêu thích du lịch: Travelmiles, Vietnam Airlines, …
Thẻ tín dụng VPLady của ngân hàng VPBank dành cho phụ nữ hiện đại

2.4. Phân loại theo cấp độ thẻ

Còn nếu phân loại thẻ tín dụng theo cấp độ thẻ thì gồm có:

  • Mastercard: Thẻ Classic- Thẻ Titanium - Thẻ Platinum - Thẻ World 
  • Visa: Thẻ Standard Visa Card - Thẻ Gold Visa Card - Thẻ Platinum Visa Card - Thẻ Visa Signature

Những thẻ tín dụng có cấp độ càng cao thì điều kiện mở thẻ càng khí khăn, phí duy trì càng lớn. Tuy nhiên, bù lại những đặc quyền và ưu đãi khách hàng được hưởng cũng nhiều hơn.

2.5. Phân loại theo nhu cầu khách hàng

Dựa theo nhu cầu sử dụng của khách hàng có thể chia thẻ tín dụng thành 6 loại, đó là:

  • Thẻ tín dụng tích điểm: Dành cho những khách hàng muốn tích nhiều điểm thưởng cho các chi tiêu để đổi lại voucher hay quà tặng
  • Thẻ tín dụng hoàn tiền: Nếu chi tiêu bằng thẻ tín dụng bạn sẽ được hoàn lại một phần tiền cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác
  • Thẻ tín dụng du lịch: Với những ai thích đi du lịch thì nên mở thẻ tín dụng này để tích lũy dặm bay đổi quà hấp dẫn
  • Thẻ tín dụng rút tiền: Cho phép người dùng được rút tiền mặt tại các cây ATM với mức phí "dễ chịu" hơn
  • Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: Bạn có thể được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền cùng những lợi ích tuyệt vời do ngân hàng và đơn vị hợp tác phát hành thẻ cung cấp
  • Thẻ tín dụng đặc quyền: Sở hữu thẻ tín dụng này bạn sẽ được hưởng những ưu đãi độc quyền và trải nghiệm dịch vụ xứng tầm quốc tế do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp
Thẻ tín dụng đặc quyền cho khách hàng của ngân hàng VIB

3. Các chức năng của thẻ tín dụng

Rất nhiều khách hàng băn khoăn về các chức năng thẻ tín dụng là gì. Về cơ bản thẻ tín dụng có 3 chức năng chính, đó là:

  • Thanh toán chậm: Khi có thẻ tín dụng bạn có thể sử dụng để thanh toán cho các giao dịch như đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán hóa đơn,... trước sau đó tới hạn thanh toán theo quy định mới phải trả tiền cho ngân hàng. Các ngân hàng cho bạn khoảng thời gian lên tới 45 ngày để hoàn trả số tiền đã chi tiêu mà không tính lãi suất. Hết 45 ngày, mức lãi suất của khoản tiền đã chi tiêu cụ thể bao nhiêu tùy thuộc từng ngân hàng
  • Rút tiền mặt: Mặc dù mục đích chính khi phát hành thẻ tín dụng không phải là rút tiền mặt nhưng thực tế bạn vẫn có thể sử dụng thẻ để rút tiền tại các cây ATM khi khẩn cấp. Tuy nhiên, mức phí rút tiền khá cao, lên tới 2 - 4% số tiền rút. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị tính lãi số tiền đã rút ngay tại thời điểm rút tiền
  • Trả góp 0%: Mở thẻ tín dụng còn có thể giúp bạn mua trả góp với lãi suất 0% tại các cửa hàng, trang thương mại điện tử

4. Có nên mở thẻ tín dụng không?

Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng mang lại cho các bạn rất nhiều sự tiện ích. Cụ thể:

  • Không cần phải mang theo nhiều tiền mặt trong ví nữa mà có thể thanh toán bằng cách cà thẻ POS tại các cửa hàng có hình thức thanh toán này
  • Được mượn tiền trước để chi tiêu không lãi suất trong 45 ngày 
  • Có thể sử dụng linh hoạt để thanh toán online, thanh toán hóa đơn,... Ngoài ra, người dùng thẻ còn có thể hưởng các chương trình ưu đãi riêng của ngân hàng
  • Mua sắm bằng thẻ tín dụng tại siêu thị, trung tâm thương mại có thể nhận được nhiều ưu đãi
  • Giúp bạn du lịch nước ngoài tuyệt vời và dễ dàng hơn

5. Các điều kiện để mở thẻ tín dụng

5.1. Chứng minh nhân thân

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
  • Độ tuổi từ 18 - 60
  • Có CMND hoặc hộ chiếu

5.2. Có thu nhập ổn định

  • Phải chứng minh được nguồn thu nhập ổn định bằng cách in sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất
  • Cung cấp các giấy tờ liên quan về: Tài sản bảo đảm, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nếu được yêu cầu

5.3. Có uy tín tín dụng cá nhân tốt

Để được mở thẻ tín dụng các bạn cần phải có uy tín tín dụng cá nhân tốt. Ngân hàng sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của bạn để quyết định có xét duyệt cấp thẻ hay không. Nếu khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu tín dụng của ngân hàng sẽ không được cấp thẻ tín dụng.

6. Các điều kiện khác để mở thẻ tín dụng

Ngoài các điều kiện trên thì để được mở credit card thì tùy thuộc từng ngân hàng các bạn sẽ phải bổ sung thêm hoặc lược bỏ bớt một số hồ sơ chứng minh. Do đó, hãy tìm hiểu cụ thể thủ tục, yêu cầu, điều kiện mở thẻ của các ngân hàng để có thể chuẩn bị tốt nhất.

Ngoài mở thẻ tín dụng, các bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ tìm kiếm nguồn vay tốt với lãi suất thấp của Jeff Việt Nam. Đặc biệt, thủ tục vay rất đơn giản, không cần chứng minh tài chính và giải ngân rất nhanh chóng.

7. Thủ tục mở thẻ tín dụng là gì?

Để có thể mở thẻ tín dụng thì ngoài đáp ứng các điều kiện trên bạn còn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục sau (mỗi mục chỉ cần chuẩn bị 1 loại giấy tờ):

Giấy tờ thông tin cá nhân:

  • Chứng minh nhân dân (CMND)
  • Căn cước công dân (CCCD)
  • Hộ chiếu
  • Chứng minh quân đội
Sử dụng CMND hoặc hộ chiếu để đăng ký phát hành thẻ tín dụng

Giấy tờ chứng minh tài chính:

  • Sao kê tài khoản lương
  • Bảng lương hoặc giấy xác nhận lương (nếu làm việc hưởng lương hàng tháng)
  • Hợp đồng bảo hiểm (có kèm theo hóa đơn/biên lai)
  • Hình ảnh thẻ, sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác (nếu có dưới 3 thẻ tín dụng của các ngân hàng khác)
  • Giấy sở hữu xe ô tô

Giấy tờ chứng minh công việc:

  • Hợp đồng lao động
  • Giây quyết định nâng lương hoặc giấy bổ nhiệm chức vụ
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy tờ về thông tin cư trú:

  • Sổ hộ khẩu
  • Bằng lái xe 

Giấy tờ chứng minh nơi ở:

  • Giấy đăng ký tạm trú dài hạn
  • Giấy thông báo/ hóa đơn dịch vụ/ sao kê thẻ tín dụng/ sao kê lương

8. Làm thế nào để đăng ký mở thẻ tín dụng?

Có 2 cách để bạn đăng ký phát hành thẻ tín dụng, đó là:

  • Cách 1 - Đăng ký truyền thống: Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên chúng tôi đã hướng dẫn sau đó mang tới phòng giao dịch của ngân hàng và làm theo hướng dẫn của giao dịch viên là được
  • Cách 2 - Đăng ký online: Cài đặt ứng dụng ngân hàng điện tử trên điện thoại và đăng ký online, không cần phải tới tận phòng giao dịch của ngân hàng
Có thể dễ dàng đăng kí mở thẻ tín dụng online

9. Mở thẻ tín dụng có mất phí không?

Việc mở thẻ tín dụng có mất phí không còn tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ. Một số ngân hàng sẽ phát hành thẻ tín dụng miễn phí nhưng cũng có một số ngân hàng có thu phí. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng thì bạn có thể sẽ phải trả một số khoản phí như:

  • Phí thường niên: Phí duy trì hiệu lực sử dụng của thẻ
  • Phí vượt hạn mức: Phải trả trong trường hợp bạn sử dụng vượt hạn mức tín dụng của thẻ và mức phí vào khoảng 100.000 VNĐ/sao kê
  • Phí phạt trả trễ: Nếu quá hạn thanh toán bạn vẫn không trả được thì sẽ bị phạt và mức phí khoảng 4%/sao kê
  • Phí chuyển đổi ngoại tệ: Trường hợp thực hiện các thanh toán quốc tế, thanh toán bằng ngoại tệ thì bạn sẽ phải trả khoản phí này. Mức trung bình vào khoảng 2.5%/giao dịch

Bên cạnh đó, nếu trả chậm hoặc rút tiền mặt bạn còn phải trả cả:

  • Lãi suất trả chậm: Toàn bộ dư nợ của tháng trước không được thanh toán đúng hạn sẽ bị tính lãi suất trả chậm, vào khoảng 4-5%/sao kê tùy từng ngân hàng
  • Lãi suất rút tiền mặt: Nếu rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng bạn sẽ bị tính lãi suất cho khoản tiền rút khoảng 4%/giao dịch

10. Lợi ích nhận được khi sử dụng thẻ tín dụng là gì?

Ngày càng có nhiều người dùng đăng ký mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng hơn. Nguyên nhân là bởi họ đã nhận ra những lợi ích thiết thực mà thẻ tín dụng mang lại. Đó là:

10.1. Tận hưởng chính sách trả góp linh hoạt

Một trong các lợi ích lớn nhất khi sử dụng thẻ tín dụng đó là có thể tận hưởng chính sách trả góp linh hoạt. Nếu bạn đang có những khoản giao dịch lớn thì có thể chia nhỏ bằng cách trả góp thông qua thẻ tín dụng.

Ví dụ, nếu bạn đang muốn mua một chiếc tivi 15 triệu thì khi sử dụng thẻ tín dụng bạn có thể được hưởng chính sách trả góp 0% lãi suất trong vòng 12 tháng. Như vậy, mỗi tháng bạn chỉ cần trả hơn 1 triệu đồng mà thôi.

10.2. Hưởng nhiều ưu đãi

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn có thể nhận được rất nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ như tặng voucher giảm giá khi mua sắm online, hoàn tiền, tích điểm,... Các ưu đãi này sẽ mang tới cho bạn những khoản "hời" không hề nhỏ.

Mở thẻ tín dụng hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn

10.3. Xây dựng điểm tín dụng cá nhân

Khi vay tiền tại các ngân hàng hay công ty tài chính thì điểm tín dụng cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới việc yêu cầu vay của bạn có được xét duyệt không và hạn mức vay bao nhiêu. Điểm tín dụng cá nhân càng tốt thì cơ hội vay được khoản vay lớn càng cao. Và một trong những cách tốt nhất để xây dựng điểm tín dụng cá nhân đó là sử dụng thẻ tín dụng. Bạn có thể xem lịch sử thanh toán các khoản dư nợ mỗi tháng của mình và nếu dư nợ tốt thì điểm tín dụng cá nhân sẽ tăng lên.

10.4. Thanh toán tiện lợi

Thêm một lợi ích nữa mà thẻ tín dụng mang lại cho bạn đó là giúp bạn thanh toán tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, cả trong nước lẫn nước ngoài và cả online cho tới offline.

  • Thanh toán offline: Khi đi tới các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại,... bạn có thể thanh toán các hóa đơn của mình bằng thẻ tín dụng thông qua máy POS. Thanh toán theo hình thức này bạn cần đảm bảo nhận được hóa đơn và ký đủ 2 hóa đơn cho mỗi giao dịch
  • Thanh toán online: Rất đơn giản, để thanh toán online bạn chỉ cần nhập các thông tin in trên thẻ tín dụng gồm số tài khoản, ngày hết hạn, số CVV và CVC là có thể thực hiện thanh toán online. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thẻ để thanh toán các hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình online qua E-Banking

10.5. Dùng cho các trường hợp gấp

Trong một số trường hợp khẩn cấp, cần tiền gấp để chi tiêu thì thẻ tín dụng chính là giải pháp hữu hiệu giúp bạn giải quyết khó khăn mà không cần lo về số dư trong tài khoản.

11. So sánh thẻ tín dụng của các ngân hàng phổ biến hiện nay

Nếu bạn đang muốn mở thẻ tín dụng nhưng không nắm rõ thông tin thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam thì có thể tham khảo ngay sau đây:

11.1 Thẻ tín dụng BIDV

Thẻ BIDV Mastercard Vietravel Standard

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên:
  • 300.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 150.000 VNĐ (thẻ phụ)

Thẻ BIDV Visa Flexi

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên:
  • 200.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 100.000 VNĐ (thẻ phụ)
Thẻ BIDV Visa Flexi của ngân hàng BIDV phát hành

11.2. Thẻ tín dụng Vietcombank

Thẻ Vietcombank Visa, Mastercard, JCB, UnionPay

  • Phí phát hành: Đang cập nhật
  • Phí thường niên:
  • Hạng vàng: 200.000 VNĐ (thẻ chính)
  • Hạng chuẩn: 100.000 VNĐ (thẻ chính)

Thẻ Vietcombank American Express

  • Phí phát hành: Đang cập nhật
  • Phí thường niên:
  • Hạng vàng: 400.000 VNĐ (thẻ chính)
  • Hạng xanh: 200.000 VNĐ (thẻ chính)

11.3. Thẻ tín dụng Timo

Thẻ tín dụng Timo Visa

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên: Miễn phí

11.4. Thẻ tín dụng VIB

Thẻ VIB Online Plus 2in1

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên:
  • 599.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 2.99.000 VNĐ (thẻ phụ)

Thẻ VIB Online Plus

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên:
  • 499.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 2.99.000 VNĐ (thẻ phụ)

11.5. Thẻ tín dụng Sacombank

Thẻ Sacombank Visa/Mastercard/JBC

  • Phí phát hành: Đang cập nhật
  • Phí thường niên:
  • Hạng chuẩn: 299.000 VNĐ
  • Hạng vàng: 3.99.000 VNĐ

11.6. Thẻ tín dụng Techcombank

Thẻ Techcombank Visa Classic

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên: 300.000 VNĐ
Thẻ Techcombank Visa Classic

12. Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào hiện nay?

Ngoài quan tâm tới thẻ tín dụng là gì, có những lợi ích nào thì bạn cũng nên tìm hiểu ngân hàng uy tín, đáng tin cậy, có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mở thẻ. Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam đều có phát hành thẻ tín dụng nhưng được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao có thể kể đến:

12.1. Mở thẻ tín dụng Vietcombank

Vietcombank hiện đang là một trong những ngân hàng lớn và có lượng khách hàng đông đảo nhất hiện nay. Ngân hàng hiện đang cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau, trong đó có phát hành thẻ tín dụng.

Có khá nhiều loại thẻ tín dụng tại Vietcombank để bạn lựa chọn, trong đó nổi bật phải kể đến Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American được kết hợp giữa Vietcombank, hãng máy bay Vietnam Airline và American Express. Hạn mức của thẻ lên tới 1 tỷ động nhưng chỉ dành cho khách hàng VIP. Tuy nhiên, các loại thẻ tín dụng khác của Vietcombank cũng có rất nhiều ưu đãi như:

  • Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất với các đối tác liên kết Vietcombank
  • Liên kết tới các ví điện tử lớn
  • Miễn lãi lên tới 45 ngày
  • Bảo mật công nghệ 3D Secure
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7

12.2. Mở thẻ tín dụng VIB

VIB hay tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. Đây là một trong các ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam. Khi mở thẻ tín dụng VIB bạn sẽ nhận thấy rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Thời gian mở thẻ nhanh, chỉ trong vòng 30 phút
  • Hỗ trợ mở thẻ tín dụng online, không cần gặp mặt
  • Không yêu cầu chứng minh thu nhập
  • Hoàn ngay 100% phí thường niên khi mở thẻ
  • Miễn phí hoàn toàn lãi suất trong vòng 45 ngày
  • Chi tiêu trực tuyến được hoàn tiền lên tới 6%
  • Hưởng chính sách trả góp 0% lãi suất khi mua hàng tại các trung tâm mua sắm lớn
  • Ưu đãi khi sử dụng Grab lên tới 45 triệu đồng
  • Có cơ hội tham gia chương trình quay số trúng Mercedes Benz và quà công nghệ
  • Tặng gói bảo hiểm 105 triệu
Mở thẻ tín dụng VIB nhận nhiều ưu đãi

12.3. Mở thẻ tín dụng BIDV

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn mở thẻ tín dụng tại ngân hàng BIDV. Đây là một trong 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng hiện đang hỗ trợ mở thẻ tín dụng dành cho nhiều đối tượng khách hàng, từ bình dân tới cao cấp như: BIDV Visa Classic, BIDV Visa Gold, Platinum. Các chính sách ưu đãi cho thẻ tín dụng BIDV cũng rất đa dạng, hấp dẫn:

  • Miễn lãi trong vòng 45 ngày
  • Thanh toán tại bất cứ đâu chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng
  • Lãi suất hợp lý, chỉ từ 9.99 - 18%
  • Mức phí thường niên thấp, chỉ 200.000 VNĐ/năm
  • Hỗ trợ quản lý tài chính linh hoạt, chủ động nhờ Dịch vụ trích nợ tự động/Thanh toán dư nợ qua Smart Banking, sao kê điện tử
  • Tích hợp công nghệ thẻ chip chuẩn EMV, bảo mật hiệu quả

13. Những điều cần lưu ý khi làm và sử dụng thẻ tín dụng

Trong quá trình làm và sử dụng thẻ tín dụng có một số vấn đề sau mà bạn cần lưu ý để tránh gặp phải những vấn đề rắc rối. Đó là:

13.1. Tìm hiểu kỹ cách tính lãi suất thẻ tín dụng của ngân hàng mở thẻ

Hãy dành thời gian tìm hiểu kĩ cách tính lãi suất của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng trước khi đăng ký mở thẻ. Điều này sẽ giúp bạn lường trước được khoản tiền lãi và phí phạt phải trả nếu thanh toán trễ hạn.

13.2. Bảo mật các thông tin của thẻ

Dù là bạn đang sử dụng thẻ ngân hàng gì cũng cần phải bảo mật thông tin tài khoản của mình. Tuyệt đối không chia sẻ mã số thẻ, ngày hết hạn thẻ, mã CVV,... cho bất kỳ ai. Trường hợp bị mất hay thất lạc thẻ tín dụng phải thông báo ngay cho ngân hàng để tiến hành khóa thẻ. Ngoài ra, cũng cần chú ý tránh để bị chụp lại các thông tin thẻ tín dụng khi giao dịch với giao dịch viên ngân hàng.

13.3. Không mở nhiều thẻ tín dụng

Việc mở quá nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến bạn khó mà quản lý được các khoản chi tiêu của mình. Đây chính là nguồn gốc dẫn tới mất cân đối tài chính. Và khi xảy ra tình trạng này sẽ khiến bạn khó có đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Kết quả là phải chịu lãi suất và phí chậm thẻ tín dụng cao.

Không nên mở nhiều thẻ tín dụng

Chưa hết, khi mở nhiều thẻ tín dụng bạn còn có thể tiêu tốn thêm cả phí phát hành lẫn phí thường niên. Đây cũng là một con số không nhỏ.

13.4. Chú ý đến ngày sao kê/thanh toán thẻ

Ngày sao kê/thanh toán thẻ tín dụng là gì? Khi sử dụng thẻ tín dụng, tới ngày sao kê và hạn thanh toán ngân hàng sẽ gửi về Email của bạn. Trong bản sao kê sẽ có thông tin đầy đủ các khoản chi tiêu, thanh toán và thời hạn cuối cùng cần thanh toán các khoản chi tiêu trước đó.

Hầu hết các ngân hàng đều sẽ miễn phí lãi suất trong vòng 45 ngày. Từ ngày 46 trở đi ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho các khoản nợ quá hạn và chi phí trả chậm thẻ tín dụng. Lưu ý rằng, khoản lãi suất và phí trả chậm thường rất cao. Vì vậy, bạn nên cố gắng trả nợ đúng hạn theo thời hạn ngân hàng đề cập trong bản sao kê để tránh bị phạt.

13.5. Không sử dụng thẻ tín dụng trong một số trường hợp đặc biệt

Tốt nhất không nên sử dụng thẻ tín dụng vào những trường hợp sau:

  • Rút tiền mặt: Vì phí rút và lãi suất ngân hàng tính khá cao
  • Xây nhà, kinh doanh: Tính rủi ro cao, khoản tiền vay lớn nên khoản tiền lãi cũng không hề nhỏ, khó để bạn có thể thanh toán kịp thời
  • Sử dụng mất kiểm soát: Tuyệt đối không quẹt thẻ tín dụng bừa bãi, chi tiêu mất kiểm soát

Một vài câu hỏi thường gặp khi dùng thẻ tín dụng

Sao kê thẻ tín dụng là gì?

Là hóa đơn mà tới cuối mỗi chu kỳ sao kê ngân hàng sẽ gửi vào Email của bạn. Theo dõi sao kê thẻ tín dụng bạn có thể nắm được toàn bộ những giao dịch đã phát sinh trên thẻ và cả số dư nợ thẻ tín dụng, hạn thanh toán, số tiền tối thiểu cần thanh toán. Ít nhất vào trước đến hạn thanh toán 15 ngày ngân hàng sẽ gửi cho bạn sao kê này.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Đây là khoản tiền mà khách hàng phải chịu khi mở thẻ bởi bản chất của thẻ tín dụng chính là một khoản vay. Lãi suất thẻ tín dụng có: Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ, lãi suất trả chậm và lãi suất rút tiền mặt.

Thanh toán tối thiểu là gì?

Có thể hiểu thanh toán tối thiểu là khoản tiền thấp nhất mà bạn phải trả cho ngân hàng để không bị phạt thanh toán chậm hoặc xếp vào nhóm nợ xấu. Thông thường mức thanh toán tối thiểu được các ngân hàng đưa ra là 5% tổng dư nợ trong kỳ. Hoặc bạn cũng có thể chọn thanh toán một phần nhưng phải đảm bảo khoản thanh toán đó bằng khoản tối thiểu mà ngân hàng quy định hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ. Nhìn chung, cố gắng thanh toán được càng nhiều càng tốt.

Hạn mức tín dụng là gì?

Là số tiền tối đa mà ngân hàng cho phép bạn được chi tiêu qua thẻ tín dụng. Hạn mức mỗi thẻ tín dụng là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tài chính tại thời điểm xét duyệt mở thẻ của chủ thẻ.

Cách thanh toán thẻ tín dụng

Ngân hàng hiện đã hỗ trợ rất nhiều cách thanh toán thẻ tín dụng khác nhau để bạn lựa chọn như: Ghi nợ tự động từ tài khoản thanh toán, nộp tiền mặt trực tiếp tại chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng phát hành thẻ hay chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng khác sang tài khoản thẻ tín dụng.


Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay