Điểm tín dụng là thước đo đánh giá mức độ đáng tin cậy của người vay. Các ngân hàng và tổ chức tài chính thường e ngại khi người vay có điểm tín dụng thấp và khó xét duyệt khi mở thẻ tín dụng hoặc cho vay. Ngoài ra, người vay có thể không được tiếp cận các ưu đãi về lãi suất nếu điểm tín dụng không cao. Do đó, bạn nên làm theo 5 cách sau để cải thiện điểm tín dụng
Đây là một trong những cách cơ bản nhất để làm tăng điểm tín dụng của người vay. Uy tín của khách hàng đến từ những lần trả nợ, nếu bạn trả nợ tốt, đầy đủ và nhanh chóng thì bạn sẽ lấy lại được niềm tin của ngân hàng hoặc bên cho vay. Nếu việc thanh toán nợ của bạn được duy trì thường xuyên thì chắc chắn ngân hàng hoặc các tổ chức vay sẽ xem xét tăng hạn mức thêm cho bạn khi đến kỳ hạn.
Nếu bạn chưa hoàn tất việc thanh toán nợ của tháng cũ thì không nên phát sinh nợ mới. Mỗi ngân hàng và bên cho vay sẽ có thời gian gia hạn khoản vay để trả nợ mà không tính lãi suất. Trong trường hợp bạn chưa trả xong nợ mà vẫn tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng để vay nợ thêm, bạn sẽ rơi vào tình trạng giảm điểm tín dụng. Vì vậy, hãy cẩn thận với những khoản vay phát sinh hay sức hấp dẫn từ thẻ tín dụng nhé!
Mỗi ngân hàng khi phát hành thẻ tín dụng đều cấp một hạn mức thẻ nhất định. Bạn chỉ nên tiêu khoảng 7% hạn mức thẻ tín dụng. Nếu vượt ngưỡng, bạn vẫn có thể chi tiêu, tuy nhiên ngân hàng sẽ thông báo bạn đã chi tiêu vượt ngưỡng hạn mức cho phép và có phí phạt, đồng thời làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Nếu bạn chỉ có một khoản thu nhập hoặc tài sản đảm bảo thì việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng một lúc không phải là ý hay, vì bạn không có khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ quan ngại về khả năng chi trả của bạn cho tất cả thẻ tín dụng mà bạn đang dùng.
Nhảy việc nhiều sẽ khiến ngân hàng cho rằng bạn không có công việc ổn định, không có tài chính để trả khoản vay. Điều này cũng có thể dẫn đến việc giảm điểm tín dụng Hãy cố gắng chọn công ty và gắn bó với công ty trong thời gian nhất định từ 1 năm trở lên.