Người vay thường gặp rủi ro nào với bên cho vay?

Vay tiền là gì? 

Vay tiền, hay vay vốn, là khoản tiền mà cá nhân hay doanh nghiệp vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng, với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà bên cho vay đưa ra. Vay tiền giúp người vay giải quyết các vấn đề như tiêu dùng hàng ngày, mua những tài sản giá trị lớn hay dùng tiền đầu tư. 

Vay tiền phục vụ tiêu dùng và đầu tư
Vay tiền phục vụ tiêu dùng và đầu tư

Những rủi ro mà người vay thường gặp với bên cho vay 

Thông tin không rõ ràng 

Rất nhiều công ty tài chính “ma” không minh bạch thông tin chi tiết về công ty, các khoản vay, điều khoản, lãi suất hay các khoản phí. Đa phần, trên website hay ứng dụng của các công ty này niêm yết một mức lãi suất, tuy nhiên, mức lãi suất này không tương ứng với lãi suất trong hợp đồng vay vốn. 

Thông tin không rõ ràng
Thông tin không rõ ràng

Ngoài ra, nhiều công ty tài chính không rõ ràng về các khoản phụ phí hay phí phạt khi khách hàng không trả khoản vay đúng thời hạn.

Các khoản vay online thường đơn giản, thời gian thẩm định và giải ngân nhanh chóng, tuy nhiên, khách hàng cũng cần lưu ý về các khoản phụ phí (nếu có) như phí thẩm định hồ sơ, phí vay lần đầu, phí trả chậm, v.v.

Dịch vụ không tốt đến từ các công ty "ma"

Không ít khách hàng đã phàn nàn về dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng của các công ty tài chính "ma", có thể kể đến như tư vấn không kĩ càng, bị gọi điện nhắc nợ và làm phiền.

Thông thường, hợp đồng tín dụng thường dài và có nhiều thuật ngữ về tài chính, có thể dẫn đến trường hợp khách hàng chỉ đọc lướt qua, không hiểu hết hoặc hiểu lầm. Khi đó, người đi vay có quyền hỏi kỹ nhân viên tư vấn, đồng thời có trách nhiệm đọc thật kỹ nội dung hợp đồng và cần hỏi lại ngay để được giải thích chi tiết, nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Nhắc nợ khi chưa có tiền trả là "ác mộng" với người đi vay
Nhắc nợ khi chưa có tiền trả là "ác mộng" với người đi vay

Trong một vài trường hợp, không chỉ những người trả nợ trễ hạn mà cả những người thanh toán đúng hạn cũng thường xuyên làm phiền nhắc nợ. Thậm chí, trước kỳ trả nợ nhiều ngày, người vay sẽ liên tục nhận được tin nhắn, điện thoại "khủng bố".

Khi đó, khách hàng cần liên hệ ngay với công ty tài chính qua các kênh website, hotline tổng đài hoặc email để được hỗ trợ giải quyết, tránh các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

Dễ mắc bẫy "tín dụng đen" 

Tín dụng đen hiện chiếm trên dưới 30% tín dụng chính chức của Việt Nam, với quy mô khoảng 50 tỉ USD. Đây là hình thức cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao, không có sự bảo đảm của pháp luật. Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đang thắt chặt nguồn vốn cho vay, đồng nghĩa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn phải tìm đến các nguồn vốn khác.

Lợi dụng tình hình đó, một số cá nhân dù không có chức năng làm tín dụng, nh­ưng vẫn huy động tiền cho vay, hình thành “tín dụng đen” với lãi suất huy động và cho vay cao "ngất ngưởng".

Đối tượng cho vay và đi vay trong "tín dụng đen" thường tạo vỏ bọc giàu có, sang trọng nhằm tạo niềm tin để huy động vốn thành công, thực chất số tiền vay lại lại sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.

Các hình thức liên quan đến "tín dụng đen" thường là dùng danh nghĩa công ty, ngân hàng, dùng lãi suất cao để huy động tiền; trả trước lãi, sẵn sàng cho vay tiếp khi người vay chưa trả hết khoản vay cũ.

Bên cho vay thường không lập hợp đồng vay tài sản hoặc không giao giấy tờ vay nợ, mà yêu cầu bên vay phải thực hiện các hợp đồng mang tính bảo đảm tại phòng Công chứng. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên vay không có tài liệu chứng minh việc vay nợ, số tiền vay và lãi suất, do đó sẽ gặp nhiều bất lợi khi ra Tòa.

Một số trường hợp khác

Một số trường hợp rủi ro đáng tiếc khác có thể xảy ra như người vay bị tử vong, mất tích hoặc mất khả năng chi trả khoản vay. Do đó, các công ty tài chính và các tổ chức cho vay uy tín thường khuyên người vay nên mua thêm bảo hiểm tiền vay để giảm bớt gánh nặng và áp lực kinh tế cho người thân nếu chẳng may có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, người vay cũng có thể bị “gài bẫy” khi nhận lời đứng tên ký kết hợp đồng vay tín chấp thay cho người thân, bạn bè hoặc vì những lợi ích trước mắt mà phải trả nợ hộ.

Lưu ý để tránh những rủi ro khi vay vốn

Người vay tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ mọi rủi ro trước khi vay và tận dụng khoản vay một cách hiệu quả nhất.

Chỉ nên vay khi thực sự cần thiết
Chỉ nên vay khi thực sự cần thiết

Trước khi ký hợp đồng vay

1. Chỉ nên vay khi thực sự có nhu cầu.

2. Xem xét và lựa chọn ngân hàng, công ty hoặc tổ chức tài chính có cung cấp dịch vụ cho vay uy tín và độ tin cậy cao. Người dùng có thể sử dụng Jeff để tìm hiểu và so sánh các đối tác cho vay; tham khảo ý kiến bạn bè, người thân để có lựa chọn phù hợp nhất.

3. Xác định rõ nguồn thu nhập và khả năng tài chính để trả nợ. Tuyệt đối không vay số tiền vượt quá khả năng chi trả của bản thân và gia đình, bởi hầu hết các hình thức vay tiền online đều quy định mức phí phạt rất cao.

Không nên vay tiền vượt quá khả năng chi trả
Không nên vay tiền vượt quá khả năng chi trả

4. Khi được nhân viên tư vấn, chú ý lắng nghe và theo dõi các thông tin thật kỹ, trong trường hợp không hiểu, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu giải thích và lặp lại. Đặc biệt lưu ý các điều khoản trong hợp đồng về lãi suất, các khoản phí, thời hạn trả và phương thức trả nợ.

5. Lưu ý khi cung cấp các thông tin cá nhân của mình và người thân cho bên vay, nhằm bảo đảm các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng

1. Đề nghị nhân viên của các tổ chức tài chính tư vấn giải pháp vay phù hợp nhất

2. Tìm hiểu kỹ các điều kiện và điều khoản quan trọng của hợp đồng

3. Nắm chắc các thông tin về lãi suất, khoản thanh toán hàng tháng, các phương thức thanh toán, các khoản phí phụ như phí phạt khi thanh toán trễ hoặc tất toán khoản vay trước hạn, v.v.

4. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc thắc mắc, người vay cần chủ động liên hệ trực tiếp theo hotline của công ty tài chính, ngân hàng hoặc tổ chức cho vay trên hợp đồng.

Liên hệ với công ty tài chính để được hỗ trợ
Liên hệ với công ty tài chính để được hỗ trợ

5. Phản ánh trực tiếp với bên thứ 3 (hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục quản lý cạnh tranh hoặc Sở công thương) để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nếu bạn đã phản ánh vấn đề nhưng chưa được bên vay giải quyết hoặc làm rõ ràng.

6. Lưu giữ cẩn thận toàn bộ hợp đồng, các tài liệu hướng dẫn do công ty tài chính cung cấp, hóa đơn nộp tiền và các tài liệu liên quan khác để làm chứng cứ cho hoạt động của người vay.

Sau khi ký hợp đồng

1. Nguyên tắc của hầu hết các tổ chức tài chính là sau khi ký hợp đồng, nhân viên tư vấn hoặc công ty cung cấp một bản sao có giá trị pháp lý của hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp không có, người vay cần đề nghị cung cấp để giữ quyền lợi cho mình.

Trường hợp hợp đồng được chuyển phát nhanh bằng đường bưu điện, người vay cần lưu ý nhân viên tư vấn có hình thức xác nhận về việc sẽ gửi hợp đồng cho người vay và thời gian hoàn thành gửi hợp đồng trước khi đến tay người vay.

Tránh thanh toán trễ hạn
Tránh thanh toán trễ hạn

2. Hạn chế thanh toán chậm trễ gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng cá nhân, cũng như phải gánh thêm phí phạt cao. Với lịch sử tín dụng tốt, bạn có thể được hỗ trợ vay trong tương lai tại các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.

3. Lưu giữ hợp đồng, biên lai thanh toán, theo dõi sao kê tín dụng cá nhân thường xuyên để nắm rõ tình trạng tín dụng.

4. Tính toán thời gian thanh toán khoản vay hợp lý để không rơi vào tình trạng trả nợ trễ hạn, đồng thời tránh khỏi "ác mộng nhắc nợ". 

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay