Rút tiền thẻ tín dụng, nên hay không?

Thẻ tín dụng đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn bởi nó mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng. Và một trong những tiện ích đó là rút tiền mặt. Tuy nhiên, liệu có nên rút tiền thẻ tín dụng không? Phí, lãi suất rút tiền thẻ tín dụng được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng là gì?

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn có thể được rút tiền mặt tại các cây ATM tương tự như khi sử dụng thẻ ATM hay thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, số tiền bạn rút sẽ bị tính là dư nợ tín dụng thay vì một giao dịch rút tiền từ tài khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm. Khoản tiền rút đó sẽ bị tính phí và chịu lãi suất khá cao. Do đó, chỉ khi thực sự cần tiền gấp bạn mới nên sử dụng dịch vụ này.

Có nên rút tiền thẻ tín dụng không?

Để biết có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không thì chúng ta cần tìm hiểu dịch vụ này mang lại những ưu và nhược điểm nào. Từ đó mới đưa ra được một kết luận chính xác.

Ưu điểm

Có thể rút tiền tại tất cả các cây ATM

Đây chính là một trong những ưu điểm lớn nhất khi sử dụng dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng. Bạn có thể tới bất kỳ cây ATM nào để rút tiền một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại các cây ATM dễ dàng
Có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại các cây ATM dễ dàng

Không đòi hỏi giấy tờ, thủ tục rườm rà

Rút tiền từ thẻ tín dụng rất đơn giản, không cần phải cung cấp bất kỳ giấy tờ nào và cũng không phải điền hợp đồng hay chờ đợi ngân hàng xét duyệt hồ sơ.

Nhược điểm

Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của ngân hàng cao

Khi rút tiền bằng thẻ tín dụng bạn sẽ phải chịu một khoản phí dịch vụ khá cao, thường lên tới 2 - 4% tổng số tiền rút, tùy thuộc vào ngân hàng. Thậm chí, còn có một số ngân hàng quy định mức phí rút tiền bằng thẻ tín dụng tối thiểu là bao nhiêu. Nhìn chung, mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng luôn cao hơn so với rút tiền mặt bằng thẻ ATM.

Lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao

Không chỉ phải chịu mức phí rút tiền cao mà bạn còn phải gánh cả lãi suất cho khoản tiền mình đã rút. Khi sử dụng thẻ tín dụng của mình để thanh toán các giao dịch mua sắm thông thường bạn sẽ được miễn lãi suất trong một thời hạn nhất định. Tùy từng loại thẻ và ngân hàng phát hành thẻ mà thời hạn miễn lãi suất có thể khác nhau, nhưng thường dài 55 ngày.

Lãi suất rút tiền thẻ tín dụng khá cao, lên tới 20 - 40%

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng của mình để rút tiền thì lãi suất sẽ áp dụng ngay từ thời điểm rút cho tới khi bạn thanh toán khoản tiền rút đó. Lãi suất cho khoản tiền rút này khá cao, lên tới 20 - 40%.

Không được rút hết hạn mức trong thẻ

Thêm một nhược điểm nữa khi rút tiền thẻ tín dụng đó là bạn không được quyền rút hết hạn mức trong thẻ. Số tiền được rút tối đa từ thẻ tín dụng thường từ 30 - 70% hạn mức thẻ được cấp mà thôi.

Ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Các giao dịch từ thẻ tín dụng thường được các ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ. Và khi rút tiền bằng thẻ tín dụng bạn có thể bị ngân hàng đánh giá điểm tín dụng xấu. Đây là một vấn đề bạn cần lưu tâm bởi nó có thể ảnh hưởng tới các giao dịch liên quan tới ngân hàng sau này, ví dụ như vay tiền, tăng hạn mức tín dụng,...

Dễ mất khả năng thanh toán dư nợ

Ngoài ra, khi rút tiền mặt thẻ tín dụng bạn còn phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán dư nợ bởi phí rút tiền lẫn lãi suất áp dụng cho khoản tiền rút này khá cao. Nếu bạn không sớm hoàn trả khoản tiền rút này thì tiền lãi bạn phải chịu có thể tăng nhanh chóng mặt, khiến vượt quá khả năng chi trả.

Rút tiền từ thẻ tín dụng có thể khiến bạn mất khả năng thanh toán dư nợ

Như vậy có thể thấy rằng, rút tiền thẻ tín dụng có ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ này.

Những lựa chọn thay thế rút tiền thẻ tín dụng hiệu quả

Sử dụng quỹ dự phòng

Thay vì rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để chi tiêu bạn có thể sử dụng quỹ dự phòng. Theo các chuyên gia chia sẻ thì mỗi người nên trích một phần tiền lương hàng tháng của mình để xây dựng quỹ dự phòng. Tổng quỹ dự phòng nên bằng tối thiểu 3 tháng tiền lương của bạn để đề phòng cho các trường hợp phát sinh.

Bạn có thể xây dựng quỹ dự phòng bằng cách cài đặt chức năng tự động trích một phần thu nhập hằng tháng vào tài khoản tiết kiệm online khi sử dụng ứng dụng Internet Banking. Khoản tiền này khi đưa vào tài khoản tiết kiệm còn có thể nhận được lãi suất, mức lãi suất phụ thuộc từng ngân hàng.

Trả góp mua hàng qua thẻ tín dụng

Đây cũng là một cách chi tiêu khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Việc trả góp mua hàng qua thẻ tín dụng sẽ giúp chia nhỏ các khoản thanh toán lớn thành những khoản nhỏ hơn và trả định kỳ vào từng tháng. Nhờ vậy mà áp lực tài chính sẽ giảm xuống đáng kể.

Trả góp mua hàng bằng thẻ tín dụng là lựa chọn thông minh
Trả góp mua hàng bằng thẻ tín dụng là lựa chọn thông minh

Thanh toán bằng thẻ tín dụng và giữ tiền mặt lại

Thay vì thanh toán bằng tiền mặt bạn có thể tạo thói quen mới đó là sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Ngân hàng cho phép bạn được sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu trước và trả tiền sau đối với các hóa đơn tiện ích, mua hàng online, mua hàng tại siêu thị,... Với các thanh toán bằng thẻ tín dụng bạn sẽ được miễn lãi suất trong một thời hạn nhất định. Hơn nữa, với cách này bạn còn có thể giữ được tiền mặt để phòng ngừa những trường hợp phát sinh khác.

Rút tiền tiết kiệm trước hạn

Trường hợp bạn có tiền tiết kiệm gửi có kỳ hạn thì khi cần thiết cũng có thể lựa chọn rút trước kỳ hạn. Khi này lãi suất của khoản tiền tiết kiệm sẽ tính theo lãi suất gửi không kỳ hạn. Mặc dù đây phải phải phương án tối ưu nhất nhưng so với việc rút tiền thẻ tín dụng vẫn được đánh giá tốt hơn.

Biểu phí rút tiền mặt thẻ tín dụng

Dưới đây là mức biểu phí rút tiền thẻ tín dụng tại các ngân hàng mà bạn nên tham khảo:

  • Ngân hàng TPBank, Techcombank, ACB: 4%, tối thiểu 100.000 VNĐ
  • Ngân hàng OCB: 2%, tối thiểu 100.000 VNĐ
  • Ngân hàng VIB, SHB, Eximbank, Sacombank: 4%, tối thiểu 60.000 VNĐ
  • Ngân hàng SCB: 3%, tối thiểu 60.000 VNĐ
  • Ngân hàng Vietinbank: 4%, tối thiểu 55.000 VNĐ
  • Ngân hàng HDBank: 2%, tối thiểu 55.000 VNĐ
  • Ngân hàng VPBank, Vietcombanj, Maritimebank, PVcombank, LienVietPostBank, HSBC, AB Bank: 4%, tối thiểu 50.000 VNĐ
  • Ngân hàng Citibank, BIDV: 3%, tối thiểu 50.000 VNĐ
  • Ngân hàng Agribank: 2%, tối thiểu 20.000 VNĐ
  • Ngân hàng Viet Capital Bank: Miễn phí

Lưu ý: Đây chỉ là mức phí tham khảo. Mức phí này có thể được ngân hàng điều chỉnh tùy thuộc từng giai đoạn phát triển.

Giả sử, nếu bạn muốn rút tiền thẻ tín dụng là 1.000.000 VNĐ tại ngân hàng TPBank. Tuy nhiên, ngân hàng quy định mức phí rút tiền là 4%, tối thiểu là 100.000 VNĐ/lần. Như vậy, mức phí rút tiền bạn phải trả là 100.000 VNĐ chứ không phải 40.000 VNĐ.

Hình thức rút tiền mặt nào qua thẻ tín dụng không được phép

Hiện nay trên thị trường có một số đơn vị cung cấp dịch vụ rút tiền thông qua phương pháp giao dịch khống từ thẻ tín dụng của bạn. Sau đó họ sẽ đưa cho bạn một số tiền mặt tương ứng đã trừ phí dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động này bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm. Trong trường hợp phát hiện người vi phạm có thể bị phạt lên tới 150 triệu đồng và ngân hàng được quyền khóa thẻ tín dụng ngay.

Những lưu ý khi rút tiền thẻ tín dụng

Trước khi rút tiền mặt thẻ tín dụng có một vài vấn đề sau mà bạn cần lưu ý:

  • Các ngân hàng không khuyến khích khách hàng rút tiền mặt thẻ tín dụng. Mục đích của việc phát hành thẻ tín dụng là để khách hàng thay thế thói quen sử dụng tiền mặt. Do vậy, chỉ khi thực sự cần thiết, bất khả kháng bạn mới nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của mình
  • Cân nhắc cẩn thận trước những nhược điểm mà việc rút tiền này có thể mang tới cho bạn, nhất là phí rút, lãi suất và ảnh hưởng điểm tín dụng
  • Xác định khả năng thanh toán của mình và chỉ rút khoản tiền nằm trong khả năng

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc rút tiền thẻ tín dụng mà bạn nên biết. Với những ai đang sử dụng thẻ tín dụng hãy cân nhắc trước khi rút tiền mặt để tránh những vấn đề phát sinh rắc rối sau này.

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay