Chia sẻ chi tiết cách tính lãi suất vay ngân hàng

Dù bạn vay tiền tại bất kỳ ngân hàng nào cũng đều phải trả lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất của mỗi ngân hàng đưa ra sẽ khác nhau. Vậy cách tính lãi suất vay ngân hàng như thế nào? Ngân hàng nào có mức ưu đãi lãi suất tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Khái niệm vay vốn ngân hàng là gì?

Tại Việt Nam, vay vốn ngân hàng là một thuật ngữ để chỉ hoạt động vay tiền từ ngân hàng để sử dụng cho các mục đích như tiêu dùng cá nhân, đầu tư, kinh doanh, mua nhà, đất,... Trong khi đó, tại Anh, thuật ngữ này lại được sử dụng để chỉ các khoản cho vay bằng cách cho phép rút quá số dư và những khoản cho vay giải ngân ngay với những mục đích khác nhau. Còn tại các quốc gia châu Âu thì vay vốn ngân hàng lại bao gồm cả những khoản vốn vay từ ngân hàng.

Lãi vay ngân hàng là gì?

Trước khi đi tìm hiểu mức lãi suất vay ngân hàng bao nhiêu, tính như thế nào thì bạn cần hiểu rõ về khái niệm lãi suất ngân hàng là gì. Đây là cụm từ được sử dụng để chỉ tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi so với khoản vay. Thường các ngân hàng và công ty tài chính sẽ tính lãi suất trong vòng 1 năm.

Mặc dù các ngân hàng được tự đưa ra mức lãi suất cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo lãi suất nằm trong giới hạn quy định của Nhà nước Việt Nam.

Hiểu rõ lãi vay ngân hàng là gì

Có thể hiểu đơn giản rằng, khi vay tiền từ ngân hàng bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi cho khoản vay của mình. Tiền lãi cụ thể bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tổng số tiền vay và mức lãi suất ngân hàng đưa ra.

Mức lãi suất vay tại các ngân hàng hiện nay thường giao động từ 6 - 25%/năm, tùy thuộc vào ngân hàng cho vay, hình thức vay, cách tính lãi suất và chương trình ưu đãi. Nếu vay thế chấp ngân hàng lãi suất vay thường khá thấp, chỉ từ 8 - 12%/năm. Trong khi đó, nếu vay tín chấp lãi suất sẽ cao hơn, từ 16 - 25%/năm.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng

Nhu cầu vay tiền ngân hàng ở nước ta rất lớn. Vì vậy, cách tính lãi suất vay ngân hàng luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Với các khách hàng vay khoản vay ngắn hạn lãi suất sẽ được tính theo tháng. Các ngân hàng tại Việt Nam hiện đang áp dụng 3 loại lãi suất chính khi tính lãi suất theo tháng cho khách hàng, đó là: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Cụ thể:

Lãi suất cố định

Khi vay theo lãi suất cố định bạn sẽ phải trả cho ngân hàng một số tiền lãi cố định hàng tháng kể cả mặt bằng lãi suất có sự tăng hay giảm. Lãi suất cố định không bị chi phối bởi các yếu tố thị trường. Và để tính lãi suất cố định, ngân hàng sẽ áp dụng công thức sau:

Lãi suất hàng tháng = Số tiền vay * Lãi suất/12 tháng

Lãi suất cố định không biến động trong suốt kỳ hạn vay

Lãi suất thả nổi

Nếu vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi thì mức lãi suất khoản vay của bạn có thể liên tục thay đổi theo biến động của thị trường. Điều này đôi khi có thể mang lại lợi ích cho bạn nếu lãi suất lãi suất giảm nhưng có thể sẽ khiến bạn phải trả khoản tiền lãi cao hơn nếu lãi suất tăng mạnh.

Ngân hàng sẽ tính lãi suất thả nổi bao gồm chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định (hoặc chi phí vốn cố định) + biên độ lãi suất thay đổi. Cụ thể, công thức tính lãi suất thả nổi theo tháng như sau:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * Lãi suất cố định)/12 tháng

Sau khi hết thời gian trả lãi suất cố định ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi theo công thức:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * Lãi suất thả nổi tại thời điểm)/12 tháng

Lãi suất hỗn hợp

Đúng như tên gọi, với cách tính lãi suất vay hỗn hợp ngân hàng sẽ áp dụng cả 2 cách tính lãi suất trên. Cụ thể, sau một khoản thời gian nhất định, lãi suất khoản vay của bạn sẽ chuyển từ lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi.

Nhiều ngân hàng đang áp dụng tính lãi suất hỗn hợp

Giả sử, bạn vay từ ngân hàng ACB 500 triệu đồng, thời hạn là 10 năm. Trong 2 năm đầu tiên, ngân hàng ACB cho vay với mức lãi suất ưu đãi là 8%/năm. Hết 2 năm, khoản vay của bạn sẽ được tính theo lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Như vậy, dựa theo cách tính lãi suất vay ngân hàng thì bạn sẽ cần trả lãi suất hàng tháng như sau:

  • Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.500.000 VNĐ
  • Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả: 742.083.312 VNĐ
  • Tổng lãi phải trả: 242.083.312 VNĐ

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo năm

Bạn đã biết cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng rồi, vậy còn theo năm thì sao? Liệu có gì khác hay không? Thông thường, các ngân hàng tính lãi suất vay theo năm sẽ dựa trên dư nợ gốc. Do đó, khoản tiền trả góp hàng tháng bạn phải trả cho ngân hàng khi vay tiền sẽ không có sự thay đổi và cũng không bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường. Do đó, dù lãi suất thị trường tăng hoặc giảm thì mức lãi suất vay của bạn vẫn được giữ nguyên. Đây vừa là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm khi vay tiền trả lãi theo năm.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo năm là:

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + Tiền lãi trả hàng tháng

Trong đó:

  • Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả hàng tháng = Số nợ gốc x Lãi suất tháng

Để bạn hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng thì chúng ta giả sử bạn vay ngân hàng ACB số tiền là 100 triệu đồng, thời hạn vay 1 năm. Trong suốt thời hạn vay 1 năm, tức 12 tháng, lãi suất sẽ là 12%/năm và đều tính trên số tiền nợ gốc là 100 triệu đồng. Dựa theo công thức trên thì lãi suất bạn phải trả sẽ là:

  • Lãi suất hàng tháng= 100.000.000 * 12%/12 =1.000.000 VNĐ
  • Số tiền phải trả hàng tháng = 100.000.000/12 + 1.000.000 = 9.333.333 VNĐ

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Vậy còn cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần như thế nào? Tức là tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ được tính dựa trên số dư nợ thực tế. Cụ thể, khi vay theo hình thức dư nợ giảm dần bạn sẽ trả lãi suất được giảm dần theo từng tháng sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc đã trả ở các tháng trước đó.

Hiểu rõ cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Cụ thể, nếu bạn vay ngân hàng số tiền là 50 triệu đồng. Thời hạn vay 1 năm, tức 12 tháng và lãi suất vay là 12%/năm. Như vậy, hàng tháng bạn phải trả số tiền gốc là 4.166.667 VNĐ.

  • Tháng đầu tiên, số tiền mà bạn phải trả cho ngân hàng là: 4.166.667 + 50.000000 * 12%/12 = 4.666.667 VNĐ
  • Tháng thứ hai bạn sẽ phải trả cho ngân hàng là: 4.166.667 + (50.000.000 – 4.666.667) * 12%/12 = 4.166.667 + 453.333 = 4.620.000 VNĐ
  • Tháng thứ ba bạn sẽ phải trả cho ngân hàng là: 4.166.667 + (50.000.000 – 4.666.667 – 3777.778) * 12%/12 = 4.166.667 + 415.556 = 4.582.223 VNĐ

Tương tự, bạn có thể tính tiếp khoản tiền phải trả cho các tháng thứ 4, 5, 6,... theo cách trên. Hàng tháng, bạn sẽ trừ đi số tiền đã trả của tháng trước và cộng với tiền lãi cho tới khi kết thúc khoản vay.

Nên lựa chọn phương thức tính lãi vay nào?

Mỗi cách tính lãi suất vay ngân hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi vay tiền bạn cần cân nhắc, tính toán cẩn thận để lựa chọn vay theo phương thức nào sẽ tối ưu nhất.

Theo chúng tôi, nếu bạn vay trung hạn để mua nhà, mua xe, đầu tư tài sản cố định,... có thể chọn vay thế chấp tài sản. Ngân hàng sẽ áp dụng phương thức tính lãi suất hỗn hợp. Các ngân hàng thường sẽ đưa ra cho bạn các gói vay với mức lãi suất khác nhau để bạn tham khảo và lựa chọn. Ví dụ như tại ngân hàng Hong Leong, khi vay mua nhà bạn có thể tham khảo:

  • Gói vay 1: Lãi suất cố định 6.75%/năm trong 06 tháng đầu tiên. Từ tháng 07 trở đi áp dụng tính lãi suất thả nổi
  • Gói vay 2: Lãi suất cố định 7.75%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Từ tháng 13 trở đi áp dụng tính lãi suất thả nổi
  • Gói vay 1: Lãi suất cố định 8.15%/năm trong 24 tháng đầu tiên. Từ tháng 25 trở đi áp dụng tính lãi suất thả nổi

Còn trường hợp bạn vay tín chấp thì có thể lựa chọn vay theo cách tính lãi suất trên dự nợ gốc ban đầu hoặc dư nợ gốc giảm dần. Trên thực tế, nếu tính toán thì số tiền lãi bạn phải trả khi vay theo dư nợ gốc ban đầu hay dư nợ gốc giảm dần cũng không có nhiều khác biệt.

Lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất 2022

Tại thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên, những ngân hàng hiện đang cho vay với mức lãi suất thấp nhất và đưa ra nhiều chương trình ưu đãi có thể kể đến như:

Ngân hàng Vietcombank

Đây là một trong các ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay. Vietcombank không chỉ cung cấp nhiều gói vay mà mức lãi suất cho vay cũng rất cạnh tranh. Cụ thể, mức lãi suất cho vay tại Vietcombank năm 2021 là 10.8 - 14.4%/năm với hình thức vay tín chấp và 7.5%/năm với hình thức vay thế chấp, vay mua nhà, mua ô tô.

Vietcombank luôn đưa ra mức lãi suất vay thấp

Trường hợp vay tiền Vietcombank để kinh doanh bạn có thể vay được tối đa 5 tỷ đồng trong thời hạn 60 tháng.

Ngân hàng Agribank

Agribank hay tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng nhà nước. Do đó, mức lãi suất vay tại đây rất hợp lý. So với các ngân hàng khác, Agribank đưa ra mức lãi suất vay thấp và có nhiều ưu đãi hơn. Nếu bạn vay thế chấp sổ đỏ có thể vay được từ 80 - 85% giá trị tài sản thế chấp và mức lãi suất chỉ 7.5%/năm.

Ngân hàng Vietinbank

Vietinbank hay còn gọi là Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cũng là một địa chỉ vay uy tín và có nhiều ưu đãi cho khách hàng. Khi vay thế chấp tại ngân hàng bạn có thể vay với mức lãi suất là 7.7%/năm với hạn mức lên tới 80% nhu cầu. So với Agribank hay Vietcombank, lãi suất vay thế chấp của Vietinbank có phần cao hơn nhưng lãi suất vay tín chấp lại thấp nhất, chỉ có 9.6%/năm. Còn nếu vay tiền mua nhà, mua ô tô, lãi suất vay là 7.7%/năm.

Ngân hàng BIDV

BIDV cũng có cách tính lãi suất vay ngân hàng rất hợp lý. Nếu bạn vay thế chấp ở đây có thể vay được tới 100% giá trị tài sản đảm bảo và lãi suất chỉ từ 6.6 - 7.8%/năm. Ngược lại, lãi suất vay tín chấp lại hơi cao, lên tới 11.9%/năm. Còn lãi suất vay mua nhà, ô tô thì rất ưu đã, khoảng 7.3%/năm.

Ngân hàng Sacombank

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn vay tại ngân hàng Sacombank khi có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng Sacombank đưa ra mức lãi suất khá tốt, chỉ 11%/năm với vay tín chấp và 7.5 - 8.5%/năm nếu vay thế chấp.

Lãi suất vay tín chấp tại Sacombank thấp

Ngân hàng giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng trong tình hình dịch Covid 19

Trước tình hình dịch Covid 19, kinh tế đất nước chịu nhiều ảnh hưởng, không ít ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay. Ví dụ như:

Vietcombank giảm lãi suất cho vay

Trong năm 2021, Vietcombank đã thông báo sẽ giảm mức lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp thuộc nhóm 09 ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nền bởi dịch bệnh, khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh là 1%/năm. Riêng khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng sẽ giảm 0.5%/năm.

Ngân hàng Sacombank giảm lãi suất vay

Tất cả các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ Covid 19 đang vay tại Sacombank sẽ được giảm lãi suất 1%/năm. Ngoài ra, ngân hàng Sacombank cũng tiếp tục ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ, điều chỉnh lại khung lãi suất cho vay.

Ngân hàng Agribank hỗ trợ giảm lãi vay

Cách tính lãi suất vay ngân hàng Agribank rất hợp lý và nay còn hợp lý hơn khi áp dụng thêm chương trình hỗ trợ giảm lãi vay cho khách hàng do ảnh hưởng từ dịch Covid 19. Theo đó, với khách hàng đang vay ngắn hạn, lãi suất vay từ 5%/năm trở lên và dư nợ trung - dài hạn lãi suất từ 7%/năm trở lên sẽ được giảm 1% lãi suất.

Agribank có nhiều hỗ trợ cho người vay bị ảnh hưởng bởi Covid

BIDV giảm lãi vay ngân hàng

Thêm một ngân hàng nữa cũng có chương trình giảm lãi suất cho vay do đại dịch Covid 19, đó là BIDV. Ngân hàng sẽ giảm lãi suất 1%/năm cho dư nợ hiện hữu và tối đa 2%/năm cho những khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid 19.

Kết luận

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ cách tính lãi suất vay ngân hàng như thế nào. Nếu có nhu cầu vay tiền ngân hàng hãy tìm hiểu kĩ các cách tính lãi suất và mức lãi suất, chương trình ưu đãi của ngân hàng để có lựa chọn tốt nhất.

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay