Cẩn thận bẫy tín dụng đen khi vay tiền dịp lễ 30/4 và 1/5

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hình thức cho vay với lãi suất rất cao (hay có tên gọi khác là cho vay nặng lãi) từ các cá nhân hoặc tổ chức không được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay.

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là hình thức cho vay lãi không được pháp luật Việt Nam công nhận. Ở Việt Nam, chỉ các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép hoạt động cho vay.

Các đối tượng lừa đảo thường dùng mạng xã hội như Zalo, Facebook và đưa ra những lời mời chào vay tiền đơn giản, giải ngân nhanh chóng, lãi suất thấp.

Nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen

Tín dụng đen hoạt động xuất phát từ nhu cầu về vốn của của cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.

Nhu cầu vốn đến từ nhóm khách hàng làm ăn chính đáng. Đối tượng này tạm thời thiếu vốn nhưng ngại phải tiếp xúc kênh tín dụng chính thống, do thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian xử lý lâu, vì vậy, họ tìm đến tín dụng đen. Tín dụng đen có thủ tục vay đơn giản, thời gian xử lý nhanh.

Ngoài ra, một bộ phận khách hàng khác đang có nợ đến hạn tại các kênh tín dụng truyền thống nhưng chưa có nguồn trả nợ, họ có xu hướng tìm đến tín dụng đen để vay tạm đáo nợ ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen thứ hai đến từ các tổ chức, cá nhân có hành vi phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc cấm và cho vay nặng lãi. Các đối tượng này không bao giờ có thể tiếp cận được các kênh tín dụng truyền thống, nên chúng phải tìm đến tín dụng đen để có vốn hoạt động phi pháp.

Với kiến thức pháp luật hạn chế, không phải tất cả người cho vay đều biết rằng tín dụng đen với lãi suất cao là vi phạm pháp luật. Hoặc nếu biết, người cho vay vẫn cố tình vi phạm do bị hấp dẫn bởi mức lãi suất cao ngất ngưởng và bị cả tin vào các “con nợ” bằng cách ứng xử duy tình.

Ngoài ra, việc cho vay thường thực hiện dễ dàng bằng lời nói, giao nhận tiền không lập biên nhận. Sự lỏng lẻo trong giao dịch một phần cũng do quá tin tưởng vào mối quan hệ thân thiết giữa người cho vay và người vay. 

Hậu quả của tín dụng đen

Hoạt động tín dụng đen ở Việt Nam đã diễn ra từ lâu, nhưng thời gian gần đây mới đổ bể và diễn biến phức tạp. Gần đây, các vụ vỡ nợ tín dụng đen bị bung ra là do việc các tổ chức tín dụng thắt chặt các điều kiện tín dụng.

Hậu quả của tín dụng đen

Từ năm 2011, nợ xấu tăng, các tổ chức tín dụng thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro, dẫn đến cơ hội để tín dụng đen bùng phát. Tín dụng ngân hàng bị thắt chặt cộng với suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp rơi vào cảnh sức cùng lực kiệt, nên các "quả bom” tín dụng đen bắt đầu phát nổ.

Hậu quả của việc vay tiền từ tín dụng đen là người vay không thể trả được lãi và gốc của những khoản vay. Nhiều người không có khả năng chi trả đã phải cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng, huy động người thân, họ hàng, người thân giúp để có tiền cho vay.

Cảnh giác để không mất tiền oan

Để đề phòng những bất lợi mà tín dụng đen gây ra, người vay cần lưu ý hết sức cẩn thận và nhớ kỹ một số lưu ý sau:

1. Xác định danh tính của bên cho vay

Để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế rủi ro, khi vay tiền qua app, người vay cần phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có đầy đủ thông tin.

Cảnh giác để không mất tiền oan

Các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín có đầy đủ thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, chính sách cụ thể về lãi được nêu trên website cho vay. Đặc biệt, tuyệt đối không vay tại các trang quảng cáo không rõ thông tin, trụ sở.

Nếu bạn cần vay tiền, bạn có thể dùng Jeff để so sánh khoản vay cũng như kiểm tra thông tin về đối tác cho vay. Jeff sẽ dựa trên nhu cầu vay cũng như vị trí và khả năng của bạn để lựa chọn đối tác vay uy tín và phù hợp nhất.

2. Đọc kỹ hợp đồng vay

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, gồm bên cho vay và bên vay. Khi đến hạn thanh toán vay, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tước khi thực hiện vay tiền, người vay cần phải đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng về lãi suất, lãi quá hạn, thời hạn trả nợ, số tiền nợ, bồi thường thiệt hại. Bạn có thể tham khảo các thuật ngữ vay tại đây.

3. Lưu giữ toàn bộ các chứng từ và thỏa thuận vay

Chứng từ vay, hợp đồng, thỏa thuận là những tài liệu quan trọng để giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Việc lưu giữ toàn bộ những giấy tờ, tài liệu này là cần thiết và giúp người vay bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu lỡ bị tín dụng đen "bẫy".

Ví dụ, khi mức lãi suất vượt quá 20%/năm hoặc khi nghi ngờ có gian lận, lừa đảo, số tiền phải trả lớn hơn số tiền đã vay (không tính lãi), người vay tuyệt đối không làm theo yêu cầu của các đối tượng cho vay nặng lãi mà có thể chọn một trong các biện pháp sau:

Trình báo công an: Người vay gửi đơn tố cáo cùng bằng chứng, chứng cứ về việc bị cho vay nặng lãi (nếu có) đến:

Trình báo công an khi thấy có dấu hiệu tín dụng đen lừa đảo

- Công an xã, phường, thị trấn: Có trách nhiệm phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm
- Cơ quan điều tra cấp huyện: Có trách nhiệm điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện
- Cơ quan điều tra cấp tỉnh: Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố; có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài.

Khởi kiện ra Tòa: Người vay có thể làm đơn khởi kiện cùng bản sao các giấy tờ, chứng cứ, tài liệu (nếu có) liên quan đến việc cho vay đến Tòa án cấp huyện nơi người vay sinh sống, làm việc.

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay