Cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, trong đó người cho vay quy định mức lãi suất phải trả cao hơn 05 lần mức lãi suất của ngân hàng; người cho vay đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn tái phạm.
Mức lãi suất thỏa thuận khi vay không được vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Khoản vay trở thành khoản vay nặng lãi nếu như lãi suất lớn hơn 20%/năm.
Trên thực tế, không có công thức tính cho vay nặng lãi. Tất cả các hoạt động cho vay có lãi suất cao được xác định một cách tự phát bởi người cho vay. Nhưng thông thường, bạn có thể tìm ra lãi hàng ngày của người cho vay nặng lãi theo công thức sau:
Số tiền lãi / ngày = số dư nợ thực tế x lãi suất tính lãi/ 365 ngày
Hoặc
Số tiền lãi tính trên ngày = lãi suất/ 1.000.000
Ví dụ: Bên X cho Bên Y vay với số tiền là 5 triệu đồng, với lãi suất là 5.000 đồng /1 triệu/ngày. Thì vậy số tiền lãi phải trả hàng ngày là 5 x 5.000 = 25.000/ngày.
“Cho vay tính lãi ngày” là từ ngữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, chỉ các giao dịch vay tiền áp dụng cách tính lãi suất theo ngày.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
Lãi suất cao nhất mà các bên có thể thỏa thuận theo pháp luật hiện hành là 20%/năm. Do đó, giao dịch được xem là cho vay lãi nặng nếu các bên thỏa thuận mức lãi suất cao 05 lần, tức là hơn 100%/năm hay 0,27%/ngày.
Trong trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
Hoạt động cho vay nặng lãi sẽ được quy kết là hành vi phạm tội và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đi kèm với các hành vi sau:
- Số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động cho vay nặng lãi từ 30 triệu đồng trở lên.
- Thực hiện nhiều lần hành vi cho vay nặng lãi.
- Trường hợp cho vay nặng lãi nhiều lần, mỗi lần dưới 30 triệu nhưng tổng số lần trên 30 triệu thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp người cho vay thực hiện các hành động đòi nợ: Dùng vũ lực, đe dọa, bôi nhọ, gây thương tích với người vay sẽ được coi là phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp cho vay nặng lãi nhưng chưa kịp thu lợi bất chính, số tiền trên 30 triệu đồng cũng bị quy kết trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng.
1. Người vay đang trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (trên 20%/năm), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn tái phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội nhưng vẫn thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
- Lãi suất cho vay cao hơn gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (trên 20%/năm)
- Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hình phạt của việc cho vay nặng lãi được quy định bởi 02 khung hình phạt:
- Mức 1: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
- Mức 2: Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mặc dù biết khi vay nặng lãi phải trả số tiền rất lớn kèm theo rủi ro bị đòi nợ cao, nhưng nhiều người vẫn "lao đầu vào". Vậy, người vay cần làm gì khi bị đối tượng cho vay nặng lãi đòi nợ?
- Người vay cần báo ngay với cơ quan chức năng hoặc công an quản lý khu vực gần nhất để được bảo vệ. Hiện nay, hoạt động truy quét các đối tượng cho vay nặng lãi diễn ra khá nhiều nhưng chưa thể xóa bỏ hoàn toàn.
- Người dân không nên viết giấy nợ liên quan đến số tiền vay nặng lãi.
- Tuyệt đối không được chọn các giải pháp như: Bán nhà, bán đất để trả nợ cho đối tượng.