Hướng dẫn từ A đến Z cách tính điểm tín dụng

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là gì?

Để tính được điểm tín dụng, bạn cần hiểu bản chất của điểm tín dụng. Đây là con số phản ánh lịch sử tài chính và độ tin cậy của một cá nhân trong việc quản lý nợ. Điểm số này thường được tính toán dựa trên báo cáo tín dụng của người vay, bao gồm lịch sử thanh toán, số nợ hiện tại, lịch sử tín dụng, loại tín dụng và các yếu tố khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Lịch sử thanh toán (35%)

Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất khi tính điểm tín dụng. Việc người vay thanh toán đúng hạn các khoản vay sẽ giúp tăng điểm tín dụng trong mắt bên cho vay.

Số dư nợ so với hạn mức tín dụng (30%)

Việc sử dụng quá so với hạn mức chi tiêu có thể cho thấy bạn phải phụ thuộc vào việc vay tiền để chi tiêu hàng ngày, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng.

Lịch sử tín dụng (15%)

Lịch sử tín dụng là thời gian mà bạn đã mở tài khoản. Một lịch sử tin cậy và lâu dài trong việc sử dụng các loại tài khoản, thẻ tín dụng và khoản vay có thể cải thiện điểm số của bạn.

Cấu trúc tín dụng (10%)

Đây là cách người dùng phân loại các tài khoản của mình như thẻ tín dụng, vay thế chấp, vay tiêu dùng. Việc phân bố hợp lý tài chính của mình cũng giúp điểm tín dụng của bạn được cải thiện.

Số lượng truy vấn mới (10%)

Mỗi lần bạn đăng ký một khoản vay hay mở tài khoản tín dụng mới, điểm tín dụng của bạn có thể giảm nhẹ, cho thấy bạn phải phụ thuộc vào việc vay tiền để chi tiêu hàng ngày.

Cách tính điểm tín dụng

Cách tính điểm tín dụng

Để tính điểm tín dụng, các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng các mô hình đánh giá phức tạp, phổ biến nhất là mô hình FICO và VantageScore. Cả hai mô hình này đều xem xét các yếu tố trên, nhưng có sự khác biệt nhất định trong cách tính trọng số cho mỗi yếu tố.

FICO áp dụng cách tính như trên, với điểm nằm trong khoảng từ 300 đến 850. Nếu người vay có trên 650 điểm FICO thì sẽ được nhận định là có lịch sử tín dụng rất tốt. Ngược lại, những người có điểm FICO dưới 620 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài chính.

Trong khi đó, VantageScore có sự chênh lệch trong % điểm số như sau:

  • Lịch sử thanh (32%)
  • Số dư nợ so với hạn mức tín dụng (23%)
  • Tổng nợ bao gồm các khoản vay (15%)
  • Các loại tín dụng và thời lượng của lịch sử tín dụng (13%)
  • Tần suất đăng ký tín dụng trong quá khứ (10%)
  • Số tiền có sẵn trên thẻ tín dụng (7%)

Mách nhỏ các cách nâng cao điểm tín dụng

Mách nhỏ các cách nâng cao điểm tín dụng
  • Thanh toán nợ đúng hạn: Người vay cần duy trì việc thanh toán đúng hạn để cải thiện điểm tín dụng
  • Giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng thấp: Không tiêu quá hạn mức tín dụng, hãy luôn cố gắng giữ tỷ lệ nợ so với hạn mức tín dụng dưới 30%
  • Không đóng tài khoản tín dụng cũ: Việc đóng tài khoản tín dụng cũ có thể làm giảm thời gian trung bình của lịch sử tín dụng, gây ảnh hưởng xấu đến điểm số
  • Hạn chế mở tài khoản tín dụng mới: Việc mở quá nhiều tài khoản tín dụng trong thời gian ngắn có thể làm giảm điểm tín dụng

Ngoài ra, việc kiểm tra và sửa lỗi trong báo cáo tín dụng của bạn cũng rất quan trọng. Bạn hãy luôn bảo đảm rằng thông tin cá nhân và lịch sử tín dụng của bạn được phản ánh chính xác trong báo cáo để duy trì một điểm số tốt.

Điều cuối cùng, hãy nhớ rằng tính điểm tín dụng không chỉ là một con số duy nhất. Các công ty đánh giá tính điểm theo các tiêu chí khác nhau, vì vậy không có công thức chung để tính toán điểm tín dụng. Tuy nhiên, khi bạn tuân thủ các nguyên tắc và làm theo các hướng dẫn giúp nâng cao điểm tín dụng, không những có thể cải thiện điểm số, mà bạn còn quản lý tài chính của mình tốt hơn trong tương lai.

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay