Lạm phát là cụm từ xuất hiện khá phổ biến trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay. Thế nhưng, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ lạm phát là gì và nguyên nhân nào dẫn tới lạm phát. Đó cũng là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn bài viết này để bạn có thể hiểu rõ hơn về lạm phát cùng những mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại.
Trong tiếng Anh, lạm phát được viết là Inflation. Chúng ta có thể hiểu lạm phát là gì theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
Tình trạng lạm phát có 3 đặc điểm chính, đó là:
Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát như thế nào trong suốt những năm qua là điều mà nhiều người quan tâm. Nếu theo dõi và tìm hiểu về kinh tế Việt Nam có thể thấy nước ta là một trong số ít các quốc gia trên thế giới liên tục trong suốt mấy chục năm đều có tỷ lệ lạm phát cao. Chính vì vậy, việc ổn định giá trị của VNĐ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tâm lý của người dân tương đối khó khăn.
Từ năm 1980 - 2015, tỷ lệ lạm phát ở nước ta lên tới 2.000% (theo số liệu công bố bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF). Đặc biệt, trong đó có 3 năm rơi vào lạm phát phi mã và siêu lạm phát, 14 năm khác tỷ lệ lạm phát đạt tới 2 con số. Cụ thể:
Trong vòng 34 năm, tính từ 1985 - 2019, dựa theo mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang ở nước ta thì đồng tiền VNĐ đã bị mất giá khoảng 6.772 lần. Và nếu tính theo mức lương tối thiểu đối với người lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội, Hải Phòng, HCM từ năm 2020 thì đồng tiền VNĐ đã mất giá 20.000 lần.
Tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020 đã có quy định cụ thể và rõ ràng về lạm phát, đó là:
Chính phủ nước ta giao cho Bộ Tài chính nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế" để kiềm chế lạm phát.
Ngoài hiểu được lạm phát là gì thì bạn cần nắm được lạm phát có những mức độ nào. Hiện nay, tình trạng lạm phát được chia làm 2 mức độ, đó là:
Siêu lạm phát là mức độ lạm phát nghiêm trọng nhất, có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn, khiến quốc gia đó khó để có thể khôi phục lại được nền kinh tế như lúc ban đầu.
Để hiểu rõ hơn về siêu lạm phát là gì chúng ta có thể lấy một ví dụ thực tế. Đó là vào năm 1913, ngay thời điểm trước chiến tranh thế giới nổ ra, hi ấy, tỷ giá 1 USD = 4 Mark Đức. Thế nhưng, sau đó khoảng 10 năm, tỷ giá này đã thay đổi một cách chóng mặt, cụ thể, 1 USD = 4 tỷ Mark Đức. Khi ấy, người ta đã vẽ ra viễn cảnh rằng để có thể mua được 1 thùng sữa sẽ cần tới 1 xe đẩy tiền Mark Đức.
Những nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát phi mã sẽ xảy ra những biến động trầm trọng và tồn tại nhiều rủi ro. Tại các quốc gia xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã người dân thường có xu hướng tích trữ các loại hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền.
Tình trạng lạm phát ở mức tự nhiên được đánh giá là lạm phát nhẹ, nền kinh tế đất nước vẫn hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định và tồn tại ít rủi ro hơn.
Thông thường, các quốc gia đưa ra kỳ vọng rằng, mức lạm phát ở đất nước mình có thể kiềm chế trong khoảng 5% trở xuống. Đây là một con số lý tưởng bởi nếu nền kinh tế tăng trưởng 10%, lạm phát 5% thì tức là trong năm đó quốc gia ấy vẫn tăng trưởng được 5%.
Để có thể đo lường được lạm phát thì cần phải cẩn thận theo dõi sự thay đổi về giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong một nền kinh tế. Các dữ liệu được sử dụng để đo lường lạm phát thường do những tổ chức nhà nước, liên đoàn lao động hay tạp chí kinh doanh,... thu thập.
Cũng có thể hiểu rằng, để đo lường lạm phát có thể dựa trên chỉ số giá cả CPI hay chỉ số giá tiêu dùng CPI. Cụ thể, lạm phát của một quốc gia, khu vực sẽ được tính dựa theo bình quân gia quyền một nhóm hàng hóa thiết yếu. Các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được tổ hợp lại và tính chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình. Tỷ lệ % mức tăng của chỉ số này bao nhiêu thì đó chính là tỷ lệ lạm phát.
Bạn có thể nhận thấy, trong thực tế, ở cùng một giai đoạn có thể sẽ có mặt hàng, dịch vụ tăng nhưng cũng có mặt hàng, dịch vụ giảm. Tuy nhiên, nếu tất cả cùng tăng giá thì sẽ xuất hiện lạm phát và gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Ngược lại, nếu mức giá của các mặt hàng, dịch vụ đều giảm thì đó là hiện tượng giảm phát. Còn nếu chỉ có một mặt hàng nào đó, ví dụ như gạo, đường, muối tăng giá thì đây chỉ là hiện tượng tăng giá đơn lẻ do vấn đề cung - cầu ngắn hạn chứ không phải là lạm phát. Tình trạng lạm phát xảy ra sẽ khiến giá trị đồng tiền của quốc gia, khu vực đó bị sụt giảm.
Ví dụ: Mỹ vào năm 2018 có chỉ số CPI là 300.000 USD và tăng lên 310.000 USD vào năm 2019. Như vậy có thể tính được % lạm phát hẳng năm trong suốt năm 2018 của Mỹ là: ((310,000 - 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%.
=> Tỷ lệ lạm phát đối với CPI của Mỹ trong thời gian 1 năm là 3.33%. Hay cũng có thể hiểu là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ đã tăng 3.33% kể từ năm 2018 tới 2019.
Tình trạng lạm phát không chỉ mang tới những ảnh hưởng tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực. Nếu tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì sẽ mang lại những điểm tích cực cho nền kinh tế:
Tuy nhiên, lạm phát lại mang tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn, tác động trực tiếp tới nền kinh tế của quốc gia, khu vực:
Trong các ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tới nền kinh tế thì đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Khi tình trạng lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ kéo theo hàng loạt những ảnh hưởng tới các yếu tố khác khiến việc sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân gặp khó khăn.
Các ngân hàng cần phải ổn định lãi suất thực để có thể duy trì hoạt động của mình. Và công thức tính lãi suất thực là: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát. Theo như công thức này, nếu lạm phát tăng cao, ảnh hưởng tới lãi suất, nếu ngân hàng muốn lãi suất thực ổn định, dương thì cần phải tăng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa lên theo tỷ lệ lạm phát. Thế nhưng điều này lại dẫn đến hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đó là suy thoái kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Phân phối thu nhập không bình đẳng cũng là hậu quả mà lạm phát mang tới. Khi tình trạng lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền bị giảm xuống nên người vay vốn được hưởng lợi. Do đó, nhu cầu vay vốn tăng cao và các ngân hàng cũng đẩy cao mức lãi suất cho vay lên.
Mặt khác, lạm phát tăng cao còn làm xuất hiện tình trạng đầu cơ gây ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa cung - cầu hàng hóa trên thị trường, thậm chí là tạo ra sự rối loạn kinh tế và nới rộng khoảng cách thu nhập, mức sống giữa người giàu với người nghèo.
Nếu tình trạng lạm phát tăng lên nhưng thu nhập danh nghĩa của người lao động lại không đổi đồng nghĩa với thu nhập thực tế giảm. Bên cạnh đó, các tài sản không có lãi bị giảm giá trị thật, các tài sản có lãi cũng sẽ bị hao mòn giá trị do lạm phát. Và điều này có nghĩa là thu nhập thực từ những khoản lãi, lợi tức của người cho vay cũng bị giảm theo. Đây cũng là lý do mà nhà nước khi đưa ra chính sách thuế đều sẽ dựa trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Như vậy, khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa tăng lên để bù vào tỷ lệ lạm phát, trong khi đó, thuế suất vẫn giữ nguyên.
Điều này khiến cho thu nhập ròng (thực) của người cho vay = thu nhập danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát giảm. Cuối cùng tạo ra sự ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, tiêu biểu là suy thoái kinh tế, số người thất nghiệp tăng lên, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn và mất lòng tin vào chính phủ,...
Mặc dù tình trạng lạm phát giúp Chính phủ được hưởng lợi từ thuế thu nhập đánh vào người dân. Tuy nhiên, đồng thời, các khoản nợ nước ngoài của nhà nước cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, ở trong nước Chính phủ được lợi nhưng với các khoản nợ nước ngoài lại gặp thiệt hại nặng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là bởi lạm phát tăng cao khiến tỷ giá tăng, đồng tiền của quốc gia bị mất giá nhanh hơn so với tiền tệ nước ngoài tính trên các khoản nợ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát và nguyên nhân lớn nhất là bởi cầu kéo, có nghĩa là nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng nào đó tăng cao, kéo theo đó là giá bán của mặt hàng này cũng tăng. Vô tình đẩy giá những mặt hàng khác leo thang. Cuối cùng khiến cho đồng tiền bị mất giá. Và để có thể mua được hàng hóa, dịch vụ người dân phải chi nhiều tiền hơn so với trước.
Tiêu biểu nhất có thể thấy, khi giá xăng tăng lên thì giá xe taxi, máy bay, xe khách tăng, giá vận chuyển hàng hóa cũng tăng và giá các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm,... tăng theo.
Lạm phát do cầu thay đổi cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Nếu như một mặt hàng nào đó có lượng cầu giảm và thay vào đó lượng cầu của mặt hàng khác lại tăng lên. Đồng thời, có bên cung cấp độc quyền với giá cả tính chất cứng nhắc, tức giá chỉ tăng không giảm thì kể cả khi cầu giảm mặt hàng đó cũng không giảm giá. Còn với mặt hàng cầu tăng thì lại tăng giá. Cuối cùng là giá chung của các mặt hàng tăng lên và gây ra lạm phát.
Một nguyên nhân gây ra lạm phát nữa đó là do cơ cấu. Đối với những ngành kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể sẽ tăng dần tiền công "danh nghĩa" cho người lao động. Nhưng mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả cũng phải làm vậy. Thế nhưng, để tránh thua lỗ, buộc các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả phải tăng giá sản phẩm lên để bù vào.
Lượng tiền lưu thông tăng lên chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Sở dĩ lượng tiền lưu thông trong nước tăng có thể là do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu nhà nước hoặc do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giúp đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ.
Chỉ phí đẩy là gì? Đối với các doanh nghiệp, chi phí đẩy được dùng để chỉ các khoản chi phí nhập nguyên liệu, máy móc, tiền lương nhân viên, thuế,... Nếu như chi phí của một hoặc các yếu tố này tăng lên thì đồng nghĩa tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo và giá bán của sản phẩm buộc phải điều chỉnh tăng để đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng dẫn tới lạm phát do chi phí đẩy.
Các quốc gia đều muốn mang hàng hóa đi xuất khẩu. Và khi xuất khẩu tăng sẽ kéo theo tổng cầu tăng và tăng cao hơn so với tổng cung. Hàng hóa được mang đi xuất khẩu có giá tốt hơn các đơn vị sẽ cố gom hàng để xuất khẩu khiến cho hàng trong nước thiếu hụt. Khi đó, tổng cầu trong nước cao hơn tổng cung, gây mất cân bằng cung cấp và sinh ra lạm phát do xuất khẩu.
Nếu hàng hóa nhập khẩu tăng giá, có thể tăng do thuế nhập khẩu tăng hay giá cả hàng hóa thế giới tăng cũng sẽ làm giá bán của sản phẩm đó ở trong nước tăng theo. Lúc này giá chung bị giá nhập khẩu đẩy lên và dẫn tới lạm phát do nhập khẩu.
Rõ ràng có thể thấy rằng lạm phát do lý do gì thì cũng đều sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, các nước cần phải thực hiện kiểm soát lạm phát. Và để làm được điều này thì có thể áp dụng các biện pháp sau:
Rất nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách tiền tệ nhằm mục đích kìm chế lạm phát. Theo như chính sách này, các quốc gia sẽ sử dụng các hoạt động tín dụng và ngoại hối với mục đích ổn định tiền tệ tiến tới ổn định nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng trưởng.
Các ngân hàng trung ương tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều phải giữ mức lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức thấp. Để ngăn chặn lạm phát, cách truyền thống được áp dụng đó là các lãi suất cao và tốc độ tăng trưởng cung tiền chậm chạp. Mặt khác cũng cần duy trì tốc độ tăng trưởng tiền ổn định kết hợp với chính sách tiền tệ.
Khi áp dụng phương pháp kiềm chế lạm phát này chính phủ sẽ tiến hành can thiệp vào hệ thống thuế khóa, chi tiêu của chính phủ với mục đích đạt được những mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô. Đó là: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và lạm phát.
Khi thực hiện chính sách tài khóa thì chính phủ có thể áp dụng các cách sau:
Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng thêm một số cách sau để tăng hiệu quả:
Các quốc gia có thể tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân bằng với tiền trong lưu thông, kiềm chế lạm phát bằng cách:
Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì và do những nguyên nhân nào gây ra. Mặc dù lạm phát có cả mặt tích cực nhưng tiêu cực lại lớn hơn và có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của quốc. Vì vậy, khi lạm phát có xu hướng tăng cao đất nước cần đưa ra biện pháp kìm chế.