Nhiều người cho rằng thu nhập 10 triệu/tháng mà để dư được 3 triệu tiết kiệm là điều hoàn toàn viển vông. Nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều người làm được điều này. Đó là bởi họ có công thức quản lý tiền của riêng mình. Công thức đó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Đây là một công thức quản lý tiền bạc cổ điển nhưng tới nay vẫn được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Để quản lý tiền theo công thức này, bạn sẽ chia thu nhập của mình theo tỷ lệ 50 - 30 - 20. Trong đó, 50% thu nhập được sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu, ví dụ như thuê nhà, ăn uống, điện nước, xăng xe. 20% tổng thu nhập được sử dụng vào chi tiêu cá nhân như mua sắm, học tập, giải trí, du lịch. Còn lại 30% thu nhập là để tiết kiệm và đầu tư. Như vậy là dù thu nhập của bạn mỗi tháng chỉ có 10 triệu vẫn dư ra được 3 triệu để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.
Nếu bạn còn chưa biết làm sao để mỗi tháng có thể tiết kiệm 3 triệu, trong khi thu nhập chỉ khoảng 10 triệu thì có thể tham khảo công thức 6 hũ của T. Harv Eker - một doanh nhân, tác giải, diễn giả nổi tiếng người Canada, đã từng cho ra mắt nhiều quyển sách về quản lý tài chính cá nhân, tư duy làm giàu và phát triển bản thân.
Đây là một công thức quản lý tiền toàn diện, có thể phù hợp với tất cả mọi người lại không khó áp dụng. Cụ thể, khi quản lý tiền theo công thức 6 hũ bạn sẽ cho thu nhập hàng tháng của mình vào 6 hũ khác nhau với tỷ lệ nhất định.
Hũ thứ nhất chiếm 50% thu nhập, được dùng vào các nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hàng ngày. Hũ thứ 2 là hũ tiết kiệm dài hạn, chiếm 30% dùng để phòng trường hợp bị bệnh, xảy ra tình huống đột xuất hay mua nhà, mua xe,... Hũ thứ 3 dành cho quỹ giáo dục, chiếm 5%, dùng để mua sách, khoa học. Hũ thứ 4 chiếm 5%, dùng để đầu tư sinh lời. Hũ thứ 5 chiếm 5% để giải trí như đi du lịch, đi ăn uống, cà phê với bạn bè. Còn hũ cuối cùng cũng chiếm 5% dùng để làm từ thiện.
Hoặc bạn cũng có thể áp dụng công thức quản lý tài chính 60/30/10. Công thức này cũng khá giống với công thức 50/30/20. Cụ thể, bạn sẽ chia thu nhập của mình làm 3 phần. Trong đó một phần chiếm 60% thu nhập, được dùng cho mục đích chi tiêu hàng ngày. Phần thứ 2 chiếm 30% được dùng để tiết kiệm, phòng các trường hợp khẩn cấp hoặc để dành. Còn lại 10% thu nhập sẽ dùng để đầu tư, từ thiện hay giải trí.
Ngoài ra, khoản tiền được dành ra để tiết kiệm bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng để có thể sinh lời. Hay mua vàng để tiết kiệm vì vàng là một tài sản tích trữ lâu dài rất tốt, có thể tăng giá trong tương lai, giúp bạn gia tăng được tổng tiền tiết kiệm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm thêm các công việc làm thêm để gia tăng thu nhập. Ngày nay có không ít công việc làm online có thể mang lại cho bạn khoản thu nhập đáng kể như CTV content, quản lý fanpage,... Khi có nguồn thu nhập thứ 2 có thể giúp bạn giảm áp lực tài chính, có thêm tiền tiết kiệm hàng tháng.
Trên đây là các công thức quản lý tài chính hữu hiệu và rất dễ áp dụng, giúp cho nhiều người dù thu nhập hàng tháng không quá 10 triệu nhưng vẫn có thể để dư ra 3 triệu đồng. Tuy nhiên, đôi khi xảy ra những trường hợp khẩn cấp, số tiền bạn tiết kiệm không đủ để chi trả thì có thể tìm tới với Jeff - Nền tảng hỗ trợ vay online. Jeff sẽ giúp bạn tìm kiếm những khoản vay phù hợp, có mức lãi suất ưu đãi nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.