Vay cầm đồ không phải là một dịch vụ cho vay mới nhưng vẫn luôn rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về dịch vụ này. Vì vậy, ngay trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về dịch vụ cầm đồ, bao gồm cả định nghĩa, quy định pháp luật, cách tính lãi suất, quy trình vay và các địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây!
Cho vay cầm đồ là dịch vụ đã có mặt từ rất lâu trên thị trường và phổ biến tại rất nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Ở nước ta, dựa theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 (khoản 2 Điều 7 Phụ lục số IV ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020) thì dịch vụ này được xếp vào 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo luật Khoản 4 Điều 3 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý”, Nghị định số96/2016/NĐ-CP thì dịch vụ cầm đồ được định nghĩa là “dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố”.
Hay hiểu một cách đơn giản hơn nếu bạn muốn vay tiền cầm đồ thì bạn cần có tài sản giá trị, chính chủ, không thuộc tài sản đang bị tranh chấp mang tới cửa hàng cầm đồ. Cửa hàng cầm đồ sẽ thẩm định giá trị tài sản cầm cố của bạn để quyết định hạn mức cho vay.
Bắt đầu tư sau năm 1945, tại Luật Thuế trực thu năm 1949 dịch vụ cầm đồ đã được đề xuất trong hệ thống pháp luật của nước ta. Cho tới năm 1993, hoạt động cầm đồ vàng chính thức được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước.
Từ năm 1994 - 1999, Quyết định quản lý dịch vụ cầm đồ chính thức được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục cùng với Bộ Thương mại ban hành Thông tư liên tịch quản lý dịch vụ cầm đồ. Tiếp đến Bộ trưởng Bộ Thương mại (Bộ Công Thương) lại ban hành Thông tư quản lý dịch vụ này.
Trong 2 năm 1995 và 2005, đã có tới 2 bộ luật Dân sự đề cập về dịch vụ cầm đồ. Theo đó quy định việc cầm cố tài sản tại các cửa hàng cầm đồ phải được thực hiện theo quy định về cầm cố tài sản.
Tại Luật các tổ chức tín dụng được ban hành năm 1997 có quy định rõ ràng rằng tổ chức tín dụng có quyền được cung cấp dịch vụ bảo quản giấy tờ có giá, hiện vật quý,... và cả dịch vụ cầm đồ nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Tới năm 2006, trong tên và nội dung hạch toán Tài khoản 994 - Tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng đã được Ngân hàng Nhà nước đổi từ "cầm đồ" thành "cầm cố". Như vậy, có thể hiểu rằng, bắt đầu từ thời điểm này, các tổ chức tín dụng đã chấm dứt dịch vụ cầm đồ. mặc dù tới năm 2011 quy định về dịch vụ cầm đồ của các tổ chức tín dụng mới chính thức hết hiệu lực.
Theo như pháp luật Việt Nam hiện hành thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền. Người vay muốn vay được tiền thì cần phải có tài sản giá trị, hợp pháp cầm cố cho cơ sở cung cấp dịch vụ. Cơ sở cung cấp dịch vụ phải có nghĩa vụ làm hợp đồng cầm cố tài sản theo đúng quy định pháp luật.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể kinh doanh dịch vụ cho vay cầm đồ nhưng chỉ được hoạt động sau khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh” về “kinh doanh dịch vụ cầm đồ” bởi cơ quan Công an huyện, quận tại địa bàn đặt cơ sở kinh doanh.
Theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 105, Điều 309) thì các tài sản sau sẽ không được sử dụng để cầm cố: CMND, thẻ CCCD, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp Đại học, thẻ sinh viên, sổ bảo hiểm xã hội, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, động sản, bất động sản,...
Khi cho vay cầm đồ, tiệm cầm đồ không được cho vay số tiền vượt quá phạm vi cầm đồ, không dựa vào tài sản cầm cố. Hành động này được cho là vi phạm quy định cầm cố.
Theo như Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửa đổi năm 2017) thì các ngân hàng không được cung cấp dịch vụ cho vay cầm đồ, kể cả các ngân hàng trước kia đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ này. Thay vào đó, ngân hàng chỉ được phép cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, tức cho vay thế chấp.
Năm 1999, theo luật của nước ta, so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thì lãi suất cầm đồ cao hơn gấp 3 lần nếu tính theo tháng và 9 lần nếu tính theo ngày. Nhưng ngày nay, lãi suất của dịch vụ cho vay cầm đồ phải được tính theo giới hạn lãi suất chung. Cụ thể, mức lãi suất trong hạn không được vượt quá 20% năm và không vượt quá 30% với lãi suất quá hạn không vượt. Còn lãi suất của các tổ chức tín dụng nhìn chung không bị giới hạn.
Sở dĩ cho vay cầm đồ vẫn luôn được đông đảo khách hàng ủng hộ, đón nhận là bởi dịch vụ này có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
Điều mà hầu hết khách hàng đều quan tâm khi cầm đồ đó là các tiệm cầm đồ tính lãi suất như thế nào? Mặc dù nhà nước đã có quy định về lãi suất cao nhất nhưng lãi suất cụ thể tại các tiệm cầm đồ không giống nhau. Tuy nhiên, để tính lãi suất cho vay, phần lớn các tiệm cầm đồ đều áp dụng công thức sau:
Số tiền lãi hàng tháng = [(lãi suất) x (tổng số tiền nắm giữ)]: 100
Nhìn chung:
Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có khá nhiều công ty tài chính, cửa hàng cầm đồ áp dụng mức lãi suất từ 7 - 9%/tháng.
Mỗi tiệm cầm đồ sẽ có cách đăng ký vay cầm đồ online riêng. Nhưng nhìn chung về cơ bản sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tiệm cầm đồ uy tín và truy cập website/app của tiệm cầm đồ -> Điền vào mẫu đơn đăng ký cầm đồ.
Bước 2: Tiệm cầm đồ tiến hành định giá tài sản và liên hệ lại cho bạn để thông báo, tư vấn chi tiết về dịch vụ. Sau khi thống nhất được về hạn mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay,... nhân viên tiệm cầm đồ sẽ tới địa chỉ của bạn để nhận tài sản miễn phí và ký kết hợp đồng cầm cố, chuyển tiền, bàn giao tài sản.
Bước 3: Khi hết hạn hợp đồng, bạn thanh toán đầy đủ lãi và gốc cho tiệm cầm đồ và nhận lại tài sản cầm cố của mình.
Các tài sản có thể dùng để cầm cố rất đa dạng, Mỗi tiệm cầm đồ sẽ có danh mục tài sản cầm cố riêng. Đó có thể là: Ô tô, đăng ký ô tô, xe máy, đăng ký xe máy, laptop, điện thoại, máy tính bảng, sim số đẹp, vàng, trang sức, đồng hồ, máy ảnh, đồ gia dụng, nhà đất, thiết bị văn phòng,...
Một trong các đơn vị cho vay cầm đồ được khách hàng đánh giá tốt nhất hiện nay đó chính là Vietmoney. Nếu bạn có các tài sản như: Trang sức, đồng hồ, vàng miếng, điện thoại, máy tính, nhà đất, máy ảnh, xe máy, ô tô, đồ gia dụng,... là có thể vay được tiền với hạn mức cao, lãi suất thấp tại Vietmoney.
Bất kỳ khi nào bạn cần cầm cố tài sản cũng có thể đến với Tima để được hỗ trợ. Tima là đơn vị kết nối hai chiều giữa khách hàng với các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi. Cụ thể điều khoản và lãi suất cho vay sẽ phù hợp vào người chơi vay. Cũng vì vậy mà tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm được những khoản vay tốt với lãi suất thấp.
Bạn có thể sử dụng các tài sản như: Máy tính, điện thoại, ô tô, xe máy, đá quý, đồng hồ, sổ đỏ,... để cầm cố vay tiền.
F88 ban đầu vốn là một hệ thống cửa hàng cầm đồ truyền thống. Tuy nhiên, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, F88 đã nhanh chóng triển khai hỗ trợ cần đồ online để khách hàng có thể tiếp cận với dịch vụ dễ dàng hơn. mức lãi suất vay tại đây rất thấp, chỉ từ 1.1%/tháng.
Bạn có thể sử dụng các tài sản giá trị như: Đồng hồ, đồ trang sức, ô tô, đăng ký ô tô, xe máy, đăng ký xe máy, điện thoại, laptop để cầm cố vay tiền.
Mặc dù vay cầm đồ có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Đó là những rủi ro gì? Bạn có thể gặp phải những rủi ro sau đây khi cầm cố tài sản, hãy cẩn thận và cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ:
Rủi ro lớn nhất khi cầm đồ là phải chịu mức lãi suất quá cao. Hãy tìm hiểu về lãi suất trung bình trên thị trường. Tìm kiếm và so sánh lãi suất cầm đồ tại các cửa hàng cầm đồ với nhau. Từ đó lựa chọn nơi có lãi suất tốt nhất. Ben cạnh đó, cần đảm bảo rằng, lãi suất cửa hàng cầm đồ niêm yếu và lãi suất trong hợp đồng cầm cố phải như nhau, được đề cập rõ ràng, cách tính dễ hiểu, không nhập nhằng, mập mờ.
Một rủi ro nữa khi cầm đồ đó là đơn vị cầm đồ có thể sử dụng giấy tờ cầm cố của bạn để đi lừa đảo, ví dụ như mua bán hay vay khoản tiền khác. Nếu bạn cầm cố tại đơn vị thiếu uy tín thì rất dễ gặp phải tình huống này. Khi đó, ngoài phải gánh một khoản vay + lãi suất bạn đã vay cầm đồ tại cửa hàng bạn còn phải gánh thêm một khoản nợ khác để có thể lấy lại được giấy tờ của mình.
Trong trường hợp cửa hàng cầm cố không cam kết việc bảo quản an toàn tài sản cầm cố của bạn thì rất có thể bạn sẽ mất luôn tài sản mình đã thế chấp. Tài sản có thể gặp rủi ro như cháy nổ, rách nát,... do bảo quản không cẩn thận. Hoặc cửa hàng cầm cố đã rao bán tài sản của bạn với mức giá cao trong thời gian cầm cố. Nhưng phổ biến nhất là tới thời gian thanh toán nợ bạn không đủ khả năng tài chính, các cửa hàng cầm cố thường sẽ rao bán tài sản của bạn để thu hồi vốn.
Một số tiệm cầm đồ có thể thuê xã hội đen đến đòi nợ thuê cho họ nếu khách hàng tới hạn nhưng chưa thanh toán được nợ. Dân xã hội đen có thể sẽ đe dọa, thậm chí là dùng vũ lực để khách hàng buộc phải trả nợ.
Rõ ràng có thể thấy rằng vay cầm đồ là một dịch vụ cho vay có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên nó cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ các thông tin về dịch vụ cho vay này và lựa chọn vay tại địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.